Các Thủ Tục Sau Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Như Thế Nào?

Các doanh nghiệp phải thực hiện nhiều các thủ tục khác sau khi thành lập rồi mới đi vào hoạt động. Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp ngày càng được tinh gọn hơn nhưng bản chất vẫn rất khó khăn đối với các Startup. Hãy cũng Luật Nguyễn ACE đi tìm hiểu thêm về các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp nhé.

GIÁ DỊCH VỤ CÁC THỦ TỤC SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Tại Luật Nguyễn ACE, chúng tôi cung cấp dịch vụ về các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp nằm trong gói đăng ký thành lập doanh nghiệp:

Gói 1 – 1.800.000 đồng (4 – 6 ngày làm việc): Tư Vấn và thực hiện thủ tục xin GPKD + Xin Mã số thuế + Khắc dấu tròn + bố cáo thành lập doanh nghiệp.

Gói 2 – 2.500.000 đồng ( 6 – 8 ngày làm việc): Tư vấn và thực hiện thủ tục xin GPKD + Xin Mã số thuế + Khắc dấu tròn + Khai hồ sơ thuế ban đầu với cơ quan có thẩm quyền.

Gói 3 – 4.900.000 đồng (8 – 10 ngày làm việc): Tư vấn và thực hiện thủ tục xin GPKD + Xin Mã số thuế + Khắc dấu tròn + Khai hồ sơ thuế ban đầu với cơ quan có thẩm quyền + 100 số hoá đơn điện + chữ ký số (03 năm).

Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Xem thêm: Thành lập địa điểm kinh doanh

CÁC THỦ TỤC SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP BAO GỒM

CÔNG BỐ NỘI DUNG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP TRÊN CỔNG THÔNG TIN QUỐC GIA VỀ VIỆC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Thời gian tiến hành thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là trong 30 ngày kể từ ngày đăng ký
  • Hồ sơ bao gồm giấy đề nghị công nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-25, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT) do người đại diện pháp luật của doanh nghiệp ký
  • Trình tự thực hiện thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoặc tới Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh để thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh/Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đăng tải nội dung đăng ký doanh nghiệp dựa trên hồ sơ đề nghị công bố lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

KHẮC DẤU DOANH NGHIỆP

Một trong các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp không thể thiếu đó chính là làm con dấu cho đơn vị mình. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động.

  • Số lượng con dấu không bị giới hạn nhưng phải đảm bảo hình thức giống nhau
  • Hình thức con dấu cũng được quy định rất linh hoạt
  • Hình dáng bất kỳ, có thể là vuông/tròn/tam giác/đa giác,…hoặc hình hoa, hình bướm, cá,…
  • Màu sắc cũng đa dạng, có thể là xanh/đỏ/tím/vàng,…
  • Kích thước to nhỏ tùy ý
Làm con dấu doanh nghiệp
Làm con dấu doanh nghiệp

THỰC HIỆN MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG VÀ GỬI THÔNG BÁO TỚI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp bao gồm giấy tờ, tài liệu như sau:

  • Văn bản đề nghị mở tài khoản theo mẫu của Ngân hàng doanh nghiệp muốn đăng ký mở tài khoản (2 bản);
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng doanh nghiệp và bản sao chứng thực cá nhân của kế toán trưởng (CCCD/CMND/HỘ CHIẾU);
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó;
  • Bản sao chứng thực cá nhân của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoặc chủ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp đó (CCCD/CMND/HỘ CHIẾU)
  • Bản sao chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện công việc giao dịch tại ngân hàng đó (CCCD/CMND/HỘ CHIẾU)
  • Doanh nghiệp có thể thông báo tài khoản ngân hàng lên  Sở KH&ĐT nơi đặt trụ sở chính  để nắm thông tin và kiểm soát các giao dịch bằng hai cách (trực tuyến/trực tiếp). Tuy nhiên, từ 01/05/2021, doanh nghiệp không cần phải làm thủ tục đó với Sở kế hoạch và đầu tư như luật cũ nữa.

MUA CHỮ KÝ SỐ/CHỮ KÝ ĐIỆN TỬ/TOKEN CHO DOANH DOANH NGHIỆP

  • “Chữ ký số/chữ ký điện tử/token” là một thiết bị đã mã hóa tất cả dữ liệu, thông tin cơ bản của một doanh nghiệp, dùng ký thay cho chữ ký trên các loại văn bản và tài liệu số khi thực hiện trong giao dịch điện tử thay cho việc giao dịch trên giấy.
  • Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, ký hóa đơn điện tử, ký hợp đồng làm ăn trực tuyến, trao đổi dữ liệu dễ dàng hơn

THỦ TỤC NỘP HỒ SƠ KHAI THUẾ BAN ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP

Trước tiên, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn cho công ty
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán nếu doanh nghiệp đã có kế toán trưởng
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty
  • Bản đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định nếu như đã có tài sản cố định
  • Phiếu đăng ký và kê khai thông tin cơ bản về doanh nghiệp
  • Tờ khai lệ phí môn bài của doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp đã được cấp trước đó
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân đại diện doanh nghiệp đi thực hiện thủ tục

Nơi nộp hồ sơ khai thuế cho doanh nghiệp là Chi cục thuế tại các quận/huyện/thị xã nơi doanh nghiệp đó đặt trụ sở chính.

Vậy là Luật Nguyễn ACE đã chia sẻ với bạn về các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp, nếu có thắc mắc gì bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Luật Nguyễn ACE sẵn sàng cung cấp những dịch vụ chất lượng nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *