Kế toán nội bộ nói chung, kế toán nội bộ công ty xây dựng nói riêng có vị trí vô cùng quan trọng. Thông qua kế toán nội bộ, có thể nắm bắt được thực trạng tài chính, tình hình phát triển, hạng mục công trình, tình hình thi công của công ty xây dựng đó. Luật Nguyễn ACE sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về “Kế toán nội bộ công ty xây dựng”.
NỘI DUNG CÔNG VIỆC KẾ TOÁN NỘI BỘ CÔNG TY XÂY DỰNG
- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, nhân công, sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác.
- Rà soát và phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất mát, hư hỏng…
- Kiểm tra về việc thực hiện kế hoạch giá thành, hạng mục công trình từng loại sản phẩm, đề xuất khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời số lượng công tác xây dựng đã hoàn thành.
- Lập bảng lương nhân công theo tiến độ công trình.
- Xác định mức tiêu hao nhiên liệu cho mỗi máy phục vụ thi công công trình xây dựng.
- Định kỳ kiểm kê định kỳ và đánh giá khối lượng thi công theo nguyên tắc quy định.
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất, cung cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ cho yêu cầu quản lý của Giám đốc.
- Làm Báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ phục vụ cho việc quản lý các hạng mục công trình.
- Sắp xếp, lưu trữ, quản lý hồ sơ, chứng từ kế toán của công ty xây dựng một cách khoa học.
Công việc của kế toán nội bộ cũng đòi hỏi người làm kế toán cần phải có sự tỉ mỉ, cận thận để có thể đảm bảo được tiến độ công việc cũng như các hồ sơ, tài liệu liên quan. Nếu doanh nghiệp không có bộ phận kế toán đảm bảo, có thể sử dụng dịch vụ kế toán bên ngoài để đáp ứng được các yêu cầu,
CÁC BƯỚC CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN NỘI BỘ CÔNG TY XÂY DỰNG KHI NHẬN HỢP ĐỒNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Bước 1: Dự toán công trình
Đây là bước dự đoán toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình.
Bước 2: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới bóc tách nguyên vật liệu, giá thành, nhân công,….
Căn cứ trên bảng dự toán để lấy các phí phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy, chi phí lán trại, thu nhập trước thuế so sánh tổng giá trị từng hạng mục, từ tổng giá trị các hạng mục cộng lại so sánh giá trị của cả công trình.
Bước 3: Ghi nhận giá trị lũy kế phát sinh, nghiệm thu thanh toán cho từng giai đoạn
Bước 4: Tính giá thành, xác định tổng doanh thu, từ đó xác định được lãi lỗ khi công trình hoàn thành.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp
CÁCH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NỘI BỘ CÔNG TY XÂY DỰNG
Đối với nguyên vật liệu chính
- Trường hợp mua hàng xuất luôn cho công trình mà không qua kho: 331/621 ghi nhận chi tiết theo vật tư của từng công trình xây dựng.
- Trường hợp mua hàng nhập kho rồi mới xuất cho công trình: 331/152 => 152/621 ghi nhận chi tiết theo vật tư từng của công trình xây dựng.
- Điều chuyển nguyên vật liệu từ công trình này sang công trình khác: lập phiếu chuyển kho ghi nhận chi tiết vật tư, công trình chuyển và công trình nhận.
- Nhập kho nguyên vật liệu thừa từ công trình về.
Đối với chi phí nhân công xây dựng
- Chuẩn bị hợp đồng thuê nhân công thời vụ.
- Hạch toán chi phí nhân công 334/622 chi tiết theo công trình xây dựng.
- Trường hợp không thể hạch toán chi tiết theo công trình xây dựng được thì sẽ tập hợp chung để phân bổ. Chi phí nhân công thường được được ghi nhận và hạch toán vào cuối tháng.
Đối với chi phí máy thi công công trình
- Trích khấu hao theo từng tháng.
Đối với chi phí thầu phụ công trình
- Ghi nhận chứng từ, hóa đơn từ nhà thầu phụ và tập hợp thẳng vào công trình thuê thầu phụ: 331/627.
- Không nên để nhà thầu phụ xuất 1 hóa đơn cho nhiều công trình nhận thầu khác.
Đối với chi phí chung khác (627)
- Là các chi phí dịch vụ mua ngoài, khấu hao TSCĐ khác, CCDC, chi phí trả trước, nhân viên quản lý giám sát công trình….
- Kế toán hạch toán chi phí cho công trình như sau: 111, 112, 142, 242, 334…/627 chi tiết theo công trình.
Nhiệm vụ kiểm tra, xử lý của kế toán nội bộ công ty xây dựng
- Phân bổ các chi phí tập hợp chung cho các công trình xây dựng
- Rà soát lại tính chính xác của các chứng từ để đưa phương án điều chỉnh, bổ sung;
- Hạch toán thuế tạm tính đối với các công trình ngoại tỉnh.
Lập báo cáo
- Lập các báo cáo công nợ, kho theo công trình;
- Lập các báo cáo giá thành bao gồm bảng cân đối phát sinh công trình, báo cáo giá thành công trình, tổng hợp, chi tiết nhiên vật liệu phát sinh theo công trình, lãi lỗ theo công trình….
- So sánh chi phí thực tế với giá thành dự toán trước đó.
Theo dõi công nợ và thanh toán từ chủ đầu tư
- Hỗ trợ nhập bảng dự toán vào phần mềm và so sánh giá thành dự toán với chi phí thực tế chi tiết theo từng chỉ tiêu trong dự toán.
- Cho phép theo dõi công trình theo nhiều cấp bao gồm hạng mục, gói thầu, giai đoạn.
- Tập hợp chi phí chi tiết phân theo từng loại: Nguyên vật liệu, nhân công thi công, máy thi công, chi phí thầu phụ, các chi phí thi công khác cho từng công trình.
- Quản lý số liệu liên năm và lũy kế phát sinh từ khi khởi công công trình.
- Tính giá thành, xác định doanh thu chi tiết và phản ánh kết quả kinh doanh thu được theo từng công trình.
Nếu bạn còn lờ mờ chưa hiểu rõ về kế toán nội bộ công ty xây dựng, hãy liên hệ Luật Nguyễn ACE để được hỗ trợ.