Các Công Việc Của Kế Toán Nội Bộ

Trong cơ cấu tổ chức và hoạt động của một doanh nghiệp thì kế toán là một trong các bộ phận đặc biệt quan trọng, không thể thiếu. Vậy vị trí của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp có khác so với kế toán thông thường? Bài viết dưới đây, Luật Nguyễn ACE sẽ đồng hành cùng Quý bạn đọc tìm hiểu về “Các công việc của kế toán nội bộ” và cùng tìm hiểu quy trình kế toán nội bộ sẽ diễn ra như thế nào nhé.

CÔNG VIỆC KẾ TOÁN NỘI BỘ LÀ GÌ?

Trên thực tế có rất nhiều cách định nghĩa về kế toán nội bộ. Hiểu một cách đơn giản, kế toán nội bộ là bộ phận quen thuộc trong doanh nghiệp, có nhiệm vụ ghi chép, phân tích, thống kê, xử lý số liệu từ các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp (không có hoá đơn, chứng từ,…) nhằm mục đích tính toán được các khoản lời, các khoản lỗ trong quá trình thực hiện công việc của doanh nghiệp.

Vì thế các công việc của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp hay nói cách khác quy trình kế toán nội bộ trong doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng xem xét tình hình và đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với doanh nghiệp ở từng giai đoạn cụ thể.

Xem thêm: dịch vụ kế toán trọn gói

Các công việc của kế toán nội bộ
Các công việc của kế toán nội bộ

QUY TRÌNH KẾ TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn thì quy trình kế toán nội bộ cũng sẽ có một số đặc điểm riêng biệt, tuy nhiên tựu chung lại thì công việc của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp thường bao gồm các nội dung sau:

  • Thứ nhất, công việc của kế toán toán nội bộ mà chúng ta thường bắt gặp đó là sắp xếp, lưu giữ các chứng từ nội bộ của doanh nghiệp một cách an toàn, đảm bảo khoa học, có thể dễ dàng tìm kiếm khi cần.
  • Thứ hai, công việc của kế toán nội bộ đó là phát hành và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ nội bộ.
  • Thứ ba, quy trình kế toán nội bộ của doanh nghiệp sẽ bao gồm hạch toán theo đúng quy định của các chứng từ nội bộ được làm bởi kế toán nội bộ.
  • Thứ tư, công việc của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp còn là lập báo cáo và nộp lên cấp trên định kỳ (quý, tháng, tuần hoặc đột xuất).
  • Thứ năm, quy trình kế toán nội bộ của doanh nghiệp còn bao gồm quy trình lập báo cáo tài chính, tính toán kết quả kinh doanh thực tế của công ty vào cuối kỳ hoặc khi được yêu cầu của kế toán nội bộ;…..
Quy trình kế toán nội bộ tại Luật Nguyễn ACE
Quy trình kế toán nội bộ tại Luật Nguyễn ACE

PHÂN LOẠI CÁC CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

Đối với quy trình kế toán nội bộ trong doanh nghiệp thì các công việc của kế toán nội bộ thường được chia ra thành nhiều mảng để công việc được thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất:

  • Mảng công việc đầu tiên, đó là “Kế toán thu chi”. Có thể hiểu kế toán thu chi là người đóng vai trò thủ quỹ, là người có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt, cập nhật các thông tin về các khoản thu, các khoản chi, phần tồn quỹ tiền mặt vào sổ sách đầy đủ và lập báo cáo cho cấp trên, người quản lý doanh nghiệp.
  • Mảng công việc của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp tiếp theo đó là “Kế toán kho”. Công việc cụ thể của kế toán kho là lập chứng từ, ghi sổ hàng xuất, hàng nhập vào kho, theo dõi và quản lý các luồng hàng qua kho theo đúng quy định của doanh nghiệp. Và công việc của kế toán kho còn là lập báo cáo về hàng xuất, hàng nhập, hàng tồn kho.
  • Thứ ba, đó là “Kế toán ngân hàng” với nhiệm vụ là lập uỷ nhiệm chi, rút tiền, ghi nhận số liệu vào sổ sách kế toán, thực hiện đối chiếu thông tin giữa sổ phụ và bút toán đã ghi nhận vào cuối tháng để quản lý tài khoản của doanh nghiệp tại các ngân hàng. Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận và độ chính xác cao.
  • Vị trí tiếp theo thể hiện các công việc của kế toán nội bộ trong quy trình kế toán nội bộ của doanh nghiệp đó là “Kế toán thanh toán”. Công việc cụ thể của vị trí này đó là: lập các chứng từ tạm ứng, đề xuất, thanh toán và dựa vào các chứng từ, kết quả đối chiếu công nợ để lập sổ theo dõi các khoản tạm ứng thanh toán của doanh nghiệp.
  • Quy trình kế toán nội bộ trong doanh nghiệp còn gắn liền với tiền lương vì thế vị trí tiếp theo đó là “Kế toán tiền lương”. Vị trí này đảm nhiệm các công việc cụ thể như: tính toán và thanh toán lương, lập và quản lý danh sách hợp đồng lao động của doanh nghiệp, theo dõi chế độ bảo hiểm của nhân sự trong doanh nghiệp.
  • Thứ sáu, đó là “Kế toán bán hàng” với nhiệm vụ quản lý hoạt động bán hàng của công ty, nhập liệu hoạt động mua, hoạt động bán hàng hoá vào phần mềm kế toán, viết hoá đơn bán hàng, chiết khấu sản phẩm cho khách hàng. Công việc của kế toán nội bộ với vị trí này còn là thực hiện kiểm tra, đối chiếu các số liệu mua hàng trong kho, phần mềm quản lý công nợ. Và đến cuối ngày, họ cần tổng hợp doanh thu bán hàng, sau đó là phải đối chiếu với thủ kho về lượng hàng xuất, lượng hàng nhập trong ngày hôm đó.
  • Tiếp theo đó là vị trí “Kế toán công nợ” với công việc cụ thể đó là: kiểm tra, theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng để lập kế hoạch giãn nợ và thu nợ; lập báo cáo về các khoản nợ,…
  • Thứ tám đó là “Kế toán tổng hợp” đảm nhiệm công việc: phân tích các chứng từ, cập nhật thông tin tài chính mỗi ngày của doanh nghiệp. Và dựa vào đó kế toán tổng hợp lập báo cáo tài chính và các báo cáo liên quan, đưa ra ý kiến, đề xuất cho ban quản lý tài chính hoặc kế toán trưởng của doanh nghiệp.
  • Vị trí cuối cùng trong quy trình kế toán nội bộ của doanh nghiệp đó là “Kế toán trưởng”. Công việc của kế toán trưởng bao gồm: kiểm soát, chỉ huy, điều hành, kiểm tra công việc của kế toán tổng hợp, kế toán viên để nhằm mục đích đảm bảo công việc diễn ra đúng quy trình của doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết của Luật Nguyễn ACE về “Các công việc của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp”. Quý bạn đọc, quý khách hàng còn những vấn đề gì băn khoăn, thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý tư vấn, hỗ trợ.

Nếu bạn đang cần tìm một công ty hỗ trợ dịch vụ kế toán, bạn có thể tìm đến Luật Nguyễn ACE, ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ khác bạn có thể tham khảo: dịch vụ báo cáo thuế, dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp, dịch vụ làm sổ sách kế toán.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *