Giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hộ kinh doanh. Vừa là nền tảng pháp lý, vừa là chứng thư quan trọng. Ngành vận tải là ngành kinh doanh có điều kiện nên ngoài việc đăng ký thành lập thì chủ thể đăng ký kinh doanh còn để ý đến các điều kiện đặc biệt của ngành theo quy định pháp luật.
GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI HỘ CÁ THỂ
Ngành vận tải là ngành có vai trò rất thiết thực trong đời sống, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển chung của xã hội vì nó có sức chi phối rất lớn tới ngành khác. Vậy nên, rất nhiều chủ thể lựa chọn ngành vận tải để kinh doanh dưới loại hình là hộ cá thể. Thủ tục đầu tiên cần làm là xin giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể.
Để hiểu rõ hơn về giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể, Luật Nguyễn ACE sẽ cũng bạn đọc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
VAI TRÒ GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI HỘ CÁ THỂ
- Giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể là sự cho phép của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải của hộ kinh doanh
- Là sự thể hiện cơ chế đề nghị – cấp hay hiểu đơn giản là phát huy quyền kinh doanh của công dân
- Tạo tiền để pháp lý vững chắc cho Hộ kinh doanh cá thể cũng như giúp cơ quan nhà nước có cơ sở để quản lý sự phát triển chung của thị trường trong nước
- Tăng sự uy tín của Hộ kinh doanh cá thể, tạo tiền đề mở rộng quy mô kinh doanh
- Thúc đẩy sự phát triển của Hộ kinh doanh
HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI HỘ CÁ THỂ GỒM NHỮNG GIẤY TỜ GÌ?
Căn cứ Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (tuân thủ biểu mẫu theo quy định pháp luật)
- Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh, còn trường hợp cá nhân đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể thì không cần văn bản ủy quyền này
THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI HỘ CÁ THỂ
Căn cứ Khoản 1 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký giấy phép hộ cá thể (hộ kinh doanh) kinh doanh vận tải được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện/thị xã/thành phố nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Ví dụ, bạn định đặt trụ sở kinh doanh tại Quận 12 thì sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh Quận 12.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế
THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH HỘ CÁ THỂ GỒM NHỮNG BƯỚC NÀO
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể với những văn bản, giấy tờ đã nêu trên
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể đến cơ quan có thẩm quyền
Chủ hộ kinh doanh trực tiếp nộp hồ sơ/uỷ quyền nộp hồ sơ đến cá nhân, tổ chức tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả (bộ phận một cửa) trực thuộc UBND huyện/quận/thị xã/thành phố nơi đăng ký địa điểm kinh doanh chính của Hộ kinh doanh cá thể
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt, bổ sung và nhận kết quả đăng ký hộ kinh doanh cá thể
- Hộ kinh doanh chờ thông báo từ chuyên viên xét duyệt và bổ sung giấy tờ nếu có yêu cầu.
- Hồ sơ được thẩm định, xử lý và được xét duyệt bởi lãnh đạo phòng, sau đó chuyển sang lãnh đạo UBND cấp huyện/quận/thành phố/thị xã duyệt, cuối cùng chuyển đến Bộ phận tiếp nhận rồi trả cho hộ kinh doanh.
- Sau khi nhận giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể, hộ kinh doanh đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế và chính thức được hoạt động cá thể.
KINH DOANH VẬN TẢI CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ?
Theo Điều 13, 14 Nghị định số 10/2020/NĐ – CP quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe oto cần đáp ứng các điều kiện sau:
ĐIỀU KIỆN VỀ NGƯỜI
Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải (có chứng chỉ sơ cấp chuyên ngành vận tải hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành vận tải trở lên).
ĐIỀU KIỆN VỀ PHƯƠNG TIỆN
- Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh
- Đảm bảo số lượng chỗ ngồi: Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên và có niên hạn sử dụng như sau: Không quá 15 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét, không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất) đối với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống
- Đảm bảo niên hạn sử dụng: Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm (tính từ năm sản xuất)….
- Xe phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên
Nếu quý bạn đọc có nhu cầu xin giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể, vui lòng liên hệ Luật Nguyễn ACE để được tư vấn pháp lý và hỗ trợ thủ tục hành chính.