Huỷ giấy phép kinh doanh được hiểu là một hoạt động nhằm chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy việc huỷ giấy phép kinh doanh được thực hiện như thế nào? Cùng Luật Nguyễn ACE tìm hiểu về việc huỷ giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật hiện nay.
Huỷ giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh hay Giấy phép đăng ký kinh doanh là giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, giấy phép kinh doanh là một giấy tờ pháp lý, là căn cứ quan trọng để xác định cơ sở kinh doanh có hoạt động kinh doanh theo đúng quy định pháp luật.
Huỷ giấy phép kinh doanh là gì?
Do đó, việc huỷ giấy phép kinh doanh là một trong những công việc để chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các thủ tục hành chính, giải quyết các vấn đề pháp lý và thuế. Khi huỷ giấy phép kinh doanh, có nghĩa là doanh nghiệp không thể hoạt động được khi không có giấy phép kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Xem thêm: Dịch vụ thay đổi ngành nghề kinh doanh
Quy trình huỷ giấy phép kinh doanh
Thứ nhất, huỷ giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp:
Khi doanh nghiệp bảo đảm các điều kiện, thuộc các trường hợp huỷ giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ thực hiện đăng ký huỷ giấy phép kinh doanh theo quy trình các bước sau:
Bước 1: Họp giải thể doanh nghiệp và thông qua Nghị quyết/Quyết định giải thể doanh nghiệp. Nội dung Nghị quyết/Quyết định phải bao gồm các nội dung:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
- Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thông báo giải thể doanh nghiệp sau khi thông qua Nghị quyết/Quyết định giải thể doanh nghiệp:
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Nghị quyết hoặc Quyết định của:
- Chủ doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp giải thể là doanh nghiệp tư nhân;
- Hội đồng thành viên, của chủ sở hữu công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp được thực hiện theo mẫu số 22 tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT – BKHĐT;
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
Bước 3: Nộp hồ sơ thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế có thẩm quyền và gửi thông báo đến người lao động đang làm việc tại công ty.
Quy trình huỷ giấy phép kinh doanh
Bước 4: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và đăng tải thông tin lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, chuyển trạng thái pháp lý của doanh nghiệp từ “đang hoạt động” sang “đang làm thủ tục giải thể”.
Bước 5: Phòng Đăng lý kinh doanh gửi thông tin giải thể của doanh nghiệp đến cơ quan thuế. Nếu nhận được ý kiến chấp nhận của cơ quan thuế thì Phòng đăng ký kinh doanh cập nhật dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng “giải thể” và đồng thời ra Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
Bước 6: Doanh nghiệp niêm yết thông báo tại trụ sở chính của doanh nghiệp và tại các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp (nếu có).
Bước 7: Công bố về việc giải thể doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thực hiện hoàn tất các bước trên đồng nghĩa với việc hoàn tất quá trình huỷ giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ thay đổi cổ đông công ty cổ phần
Thứ hai, huỷ giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh:
Đối với hộ kinh doanh, việc yêu cầu huỷ giấy phép kinh doanh thực hiện đơn giản hơn so với doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh. Huỷ giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
Hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:
- Báo cáo về việc sử dụng hoá đơn nếu hộ gia đình có sử dụng hoá đơn;
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo Mẫu 24/ĐK-TCT được ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ giấy tờ, tài liệu trên thì chủ hộ kinh doanh sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế – chi cục thuế cấp quận/ huyện trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hoạt động.
Cơ quan quản lý thuế sẽ kiểm tra việc hoàn tất các nghĩa vụ về thuế của hộ kinh doanh. Nếu xác định hộ gia đình không còn nợ thuế thì cơ quan thuế sẽ ra công văn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh cá thể.
Bước 2: Nộp hồ sơ thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh bao gồm:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh theo Mẫu Phụ lục III-5 được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT;
- Bản gốc Giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh;
- Bản sao Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh (nếu có các thành viên hộ gia đình cùng đăng ký hộ kinh doanh);
- Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của cơ quan thuế.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các tài liệu trên thì chủ hộ kinh doanh sẽ nộp hồ sơ đăng ký huỷ giấy phép kinh doanh tại Phòng Tài chính- Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận/ huyện.
Huỷ giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể
Bước 3: Giải quyết hồ sơ đăng ký huỷ giấy phép kinh doanh:
Phòng Tài chính- Kế hoạch tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kẻ từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Tài chính- Kế hoạch sẽ ra văn bản xác nhận Hộ kinh doanh đã trả giấy phép kinh doanh và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh. Theo đó, quá trình huỷ giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh đã hoàn tất.
Dịch vụ huỷ giấy phép kinh doanh tại Luật Nguyễn ACE
Về bản chất, việc huỷ giấy phép kinh doanh được thực hiện trình tự, thủ tục các bước được quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP được nêu trên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện huỷ giấy phép kinh doanh, nhiều doanh nghiệp/ hộ kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, không biết nên bắt đầu từ đâu.
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung ứng các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp, Luật Nguyễn ACE đã hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp/ hộ gia đình từ việc đăng ký kinh doanh đến huỷ giấy phép kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Nếu quý doanh nghiệp đang có nhu cầu huỷ giấy phép kinh doanh nhưng chưa biết thực hiện như thế nào, liên hệ ngay với Luật Nguyễn để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác theo quy định của pháp luật. Với đội ngũ chuyên viên dày dặn kinh nghiệm, giàu kiến thức chuyên môn, chúng tôi tự tin là đơn vị cung ứng dịch vụ huỷ giấy phép kinh doanh uy tín với chi phí tối ưu nhất tại khu vực TP, Hồ Chí Minh.
Dịch vụ huỷ giấy phép kinh doanh tại Luật Nguyễn ACE
Xem thêm: Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh
Đến với Luật Nguyễn, khi quý doanh nghiệp/ hộ kinh doanh lựa chọn dịch vụ huỷ giấy phép kinh doanh, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng các công việc sau:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý về huỷ giấy phép kinh doanh phù hợp với loại hình doanh nghiệp;
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ huỷ giấy phép kinh doanh;
- Đại diện theo uỷ quyền của khách hàng nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quy trình huỷ giấy phép kinh doanh.
Trên đây là những thông tin về huỷ giấy phép kinh doanh và dịch vụ huỷ giấy phép kinh doanh mà Luật Nguyễn ACE cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu bạn đang khó khăn khi thực hiện thủ tục huỷ giấy phép kinh doanh hay liên hệ ngay với Luật Nguyễn ACE để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.