Một số tiêu chí để phân biệt cổ phần và cổ phiếu

Có rất nhiều người nhầm lẫn rằng cổ phiếu và cổ phần là như nhau. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt cổ phần và cổ phiếu nếu bạn là cổ đông hay mong muốn trở thành một cổ đông.

KHÁI NIỆM CHUNG ĐỂ PHÂN BIỆT CỔ PHẦN VÀ CỔ PHIẾU

Cổ phần là gì?

  • Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau trong công ty cổ phần được gọi là cổ phần. Những cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông của công ty cổ phần;
  • Cổ phần là căn cứ pháp lý để chứng minh cho tư cách cổ đông về quyền, nghĩa vụ của mỗi cá nhân hoặc tổ chức trong công ty cổ phần.

Cổ phiếu là gì?

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử để xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty.

Khái niệm để phân biệt cổ phần và cổ phiếu
Khái niệm để phân biệt cổ phần và cổ phiếu

PHÂN BIỆT CỔ PHẦN VÀ CỔ PHIẾU

Phân biệt cổ phần và cổ phiếu về bản chất

  • Cổ phần là quyền tài sản của cổ đông
  • Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu đối với cổ phần

Phân biệt cổ phần và cổ phiếu về ý nghĩa

  • Cổ phần Là căn cứ xác định việc góp vốn của các thành viên trong công ty cổ phần và cũng là căn cứ pháp lý chứng minh họ là cổ đông của công ty đó.
  • Cổ phiếu là căn cứ xác định họ sở hữu cổ phần trong công ty

Phân biệt cổ phần và cổ phiếu về mệnh giá

Xác định mệnh giá cổ phần thông qua điều lệ công ty cổ phần

Mệnh giá cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần, bởi do hội đồng quản trị của công ty quyết định nhưng không được thấp hơn giá thị trường nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được thể hiện trên sổ sách cổ phần tại thời điểm gần nhất.

Xác định mệnh giá cổ phiếu thông qua quy định pháp luật

Cụ thể tại Luật chứng khoán 2019:

“Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng”. Tuy nhiên, mệnh giá cổ phiếu chỉ là giá trị danh nghĩa vì giá trị thực tế của cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công thi và biến động trên thị trường.

Phân biệt cổ phần và cổ phiếu về phân loại

  • Cổ phần bao gồm các loại sau:

– Cổ phần phổ thông: Là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty cổ phần.

– Cổ phần ưu đãi: Cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi khác (không bắt buộc phải có trong công ty cổ phần)

Phân biệt cổ phần và cổ phiếu về hình thức chào bán

Hình thức chào bán cổ phần bao gồm:

  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ;
  • Chào bán cổ phần ra công chúng.
  • Chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cổ phần của công ty đại chúng và tổ chức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Hình thức chào bán cổ phiếu bao gồm:

  • Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng;
  • Chào bán thêm cổ phiếu hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác.

Xem thêm: Phân biệt công ty TNHH và công ty cổ phần

Tiêu chí phân biệt cổ phần và cố phiếu
Tiêu chí phân biệt cổ phần và cố phiếu

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CỔ PHẦN VÀ CỔ PHIẾU

Cổ phiếu bao gồm những nội dung gì?

Theo Điều 121, Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phiếu bao gồm những nội dung sau:

  • Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty phát hành;
  • Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
  • Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
  • Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
  • Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
  • Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 của Luật này đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.

Xem thêm: Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu

Thông tin trên cổ phiếu bị sai sót thì có ảnh hưởng gì tới quyền lợi của người sở hữu không?

Câu trả lời là không ảnh hưởng gì tới quyền lợi của nguời sở hữu nếu thông tin trên cổ phiếu bị sai sót. Nếu có thiệt hại xảy ra thì trách nhiệm thuộc về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần.

Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần không?

  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.
  • Tuy nhiên, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác
  • Trường hợp cổ đông phổ thông chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

Thời hạn thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu như điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần không quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Nếu không thanh toán cổ phần đúng thời hạn thì sẽ bị xử lý như sau:

  • Cổ đông đó không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
  • Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác trong phạm vi tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; Ngoài ra, cổ đông không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
  • Cổ phần chưa thanh toán tức là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán cho người khác.
Một số câu hỏi về cổ phần và cổ phiếu
Một số câu hỏi về cổ phần và cổ phiếu

Cổ phiếu được lưu hành như thế nào?

Nhờ có khoa học công nghệ phát triển, người ta không còn dung giấy tờ ghi chép cổ phiếu mà dữ liệu hóa lên hệ thống máy tính. Các cổ đọng sẽ quản lý cổ phiếu bằng một tài khoản. Từ đó đảm bảo sự bảo mật, an toàn, dễ tiếp cận

Điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng

Theo khoản 1 Điều 15 Luật Chứng khoán 2019, điều kiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng được khái quát như sau:

  • Mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
  • Hoạt động kinh doanh tại công ty trong 02 năm liên tục liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán;
  • Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu được Đại hội đồng cổ đông thông qua;
  • Tối thiểu có 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành phải được bán cho nhỏ nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn; trường hợp vốn điều lệ của tổ chức phát hành từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành;
  • Cổ đông lớn trước thời điểm chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của tổ chức phát hành phải cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán cổ phiếu;
  • Tổ chức phát hành cổ phiếu không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
  • Đảm bảo có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng, trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán;
  • Có cam kết và phải thực hiện niêm yết hoặc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sản giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán cổ phiếu;
  • Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua cổ phiếu của mỗi đợt chào bán.

Trên đây là phần nội dung phân biệt cổ phần và cổ phiếu, cũng như các vấn đề xoay quanh. Chúng tôi tin chắc rằng, đây là kiến thức vô cùng bổ ích đối với công ty cổ phần và cả các cá nhân/tổ chức có ý định tham gia chơi chứng khoán.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *