Chi phí thành lập công ty cổ phần

Khi thành lập công ty nói chung, thành lập công ty cổ phần nói riêng thì có 3 vấn đề mà các chủ thể quan tâm nhất: Điều kiện thành lập, thủ tục thành lập và chi phí thành lập công ty cổ phần. Ngày hôm nay, Luật Nguyễn ACE sẽ làm rõ từng vấn đề mà tôi nghĩ quý vị bạn đọc ở đây sẽ rất quan tâm.

Chi phí thành lập công ty cổ phần

Chi phí thành lập công ty cổ phần cũng là một trong những vấn đề được quan tâm. Đến với Luật Nguyễn ACE, quý khách hàng sẽ không phải băn khoăn về chi phí nữa, chúng tôi xin công khai bảng giá về chi phí thành lập công ty cổ phần như sau:

  • Với gói cơ bản  – 1.800.000 VND sẽ bao gồm tư vấn pháp lý và thực hiện xin cấp giấy chứng nhận thành lập công ty cổ phần, mở mã số thuế doanh nghiệp, khắc dấu tròn, bố cáo thành lập.
  • Với gói hoàn thiện – 2.500.000 VND sẽ bao gồm tất cả nội dung tại cơ bản + thủ tục khai thuế ban đầu.
  • Với gói đầy đủ –  4.900.000 VND sẽ bao gồm tất cả nội dung tại gói hoàn thiện + 100 hóa đơn điện + chữ ký số (3 năm).

Chi phí thành lập công ty cổ phần và các thủ tục pháp lý sẽ không phải là vấn đề lo lắng của quý khách hàng khi đến với Luật Nguyễn ACE.

Chi phí thành lập công ty cổ phần
Chi phí thành lập công ty cổ phần

Đặc điểm của loại hình công ty cổ phần

Bên cạnh những vấn đề về chi phí thành lập công ty cổ phần, những đặc điểm khác như tư cách pháp nhân, tài sản, huy động vốn…. cũng là những vấn đề mà các doanh nghiệp đều quan tâm đến khi thành lập.

Thứ nhất, tư cách pháp nhân của công ty cổ phần

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bởi cơ quan có thẩm quyền. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân vì đã đáp ứng đủ 4 điều kiện của pháp nhân như sau:

  • Công ty được thành lập hợp pháp theo pháp luật hiện hành.
  • Có cơ cấu tổ chức nội bộ chặt chẽ, bộ máy quản lý và hoạt động chặt chẽ với quy chế làm việc rõ ràng.
  • Tài sản công ty độc lập với tài sản cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Có sự phân định rõ ràng giữa tài sản của các cổ đông với công ty. Cổ đông công ty chịu trách nhiệm bằng số tài sản đã góp vào công ty. Công ty chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ bằng tài sản công ty.
  • Công ty nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập chứ không phải là bất cứ cá nhân nào.

Thứ hai, trách nhiệm tài sản của các cổ đông

  • Chế độ trách nhiệm tài sản của cổ đông là chế độ trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty mà không liên quan đến tài sản riêng của cổ đông đó.
  • Trong khi đó, công ty CP chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản của công ty.

Thứ ba, huy động vốn

Theo luật doanh nghiệp 2020 có thể thấy công ty cổ phần có nhiều hình thức huy động vốn hơn so với các tổ chức kinh tế nói chung và các doanh nghiệp khác nói riêng. Các hình thức công ty huy động vốn theo luật hiện hành tại điều 124, 125, 126,.. : chào bán cổ phần riêng lẻ, phát hành chứng khoán ra công chúng, bán cổ phần cho cổ đông trong công ty. Ngoài ra còn huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu.

Thứ tư, chuyển nhượng vốn đã góp vào công ty cổ phần

Căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020, Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

Phần vốn góp (cổ phần) của các cổ đông được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu nên các cổ phiếu phát hành ra là một loại hàng hoá – giấy tờ có giá.

Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Thứ nhất, điều kiện đối với chủ sở hữu/cổ đông sáng lập công ty

Khi thành lập công ty cổ phần thì tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Chỉ cần không thuộc các trường hợp tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì tổ chức, cá nhân đã đáp ứng điều kiện về chủ sở hữu khi thành lập doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập công ty cổ phần
Điều kiện thành lập công ty cổ phần

Thứ hai, điều kiện về ngành nghề kinh doanh đối với công ty cổ phần

Doanh nghiệp được lựa chọn các ngành nghề kinh doanh theo như Ngành nghề kinh doanh theo được ban hành theo như Quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Công ty cổ phần không được kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật cấm như mua bán ma tuý, kinh doanh pháo nổ,…

Thứ ba, đối với điều kiện về tên công ty cổ phần

Tại Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng đã quy định khá rõ ràng về các đặt tên doanh nghiệp. Ngoài ra,  luật hiện hành cũng quy định những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp, tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp tại Điều 38, Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Thứ tư, điều kiện về số lượng cổ đông sáng lập công ty cổ phần

Theo điểm b khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 thì số lượng cổ đông trong công ty cổ phần tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Thủ tục thành lập công ty cổ phần được quy định chi tiết tại Nghị định 01/2021/NĐ -CP về đăng ký doanh nghiệp. Về cơ bản sẽ có các bước như sau:

  • Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 2. Nộp hồ sơ về cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhận kết quả (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo thời hạn quy định với các hình thức khác nhau (trực tiếp, trực tuyến, bưu chính viễn thông) và đăng bố cáo.
  • Bước 3. Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi nhận được Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp như: Khắc dấu pháp nhân, mở tài khoản ngân hàng, làm thủ tục khai thuế, treo biển công ty…

Trên đây là thông tin về chi phí thành lập công ty cổ phần cũng một số thông tin khác xoay quanh việc thành lập công ty cổ phần. Nếu bạn có thắc gì, hãy liên hệ trực tiếp với Luật Nguyễn ACE nhé.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *