Khi thành lập công ty nói chung, công ty nhập khẩu nói riêng, chủ thể sẽ quan tâm tới các vấn đề như điều kiện thành lập, quy trình, thủ tục, thời gian, vốn,….Vậy ngày hôm nay, Luật Nguyễn ACE sẽ hệ thống các vấn đề quan trọng liên quan tới thành lập công ty xuất, nhập khẩu.
QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
Bước 1: Chọn loại hình thành lập công ty xuất nhập khẩu
Theo đó thì tùy vào quy mô, nguồn vốn, lĩnh vực kinh doanh, số lượng thành viên, hoạch định phát triển của công ty ty xuất nhập khẩu… mà chúng ta sẽ chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp như sau:
- Công ty TNHH
- Công ty cổ phần
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
Mỗi loại hình công ty sẽ có những ưu – nhược điểm riêng nên các chủ thể cần cân nhắc lựa chọn.
Bước 2: Tiến hành chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu
Căn cứ vào nghị định 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp, một bộ hồ sơ thành lập công ty cơ bản sẽ gồm những giấy tờ như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh được kê khai đầy đủ, chính xác thông tin theo biểu mẫu quy định tại thông tư 01/2021 của bộ kế hoạch và đầu tư.
- Bản sao công chứng CCCD/CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty.
- Dự thảo điều lệ công ty….
Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền xử lý
Sau khi chuẩn bị hồ sơ xong, doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư – nơi đặt trụ sở doanh nghiệp. Thời gian xử lý hồ sơ: 3 ngày làm việc
Bước 4: Tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia
Sau khi được cấp “giấy chứng nhận đăng ký công ty, doanh nghiệp” thì quý vị phải đăng bố cáo công khai tại “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” theo trình tự, thủ tục và tiến hành trả phí theo quy định.
Bước 5: Khắc con dấu công ty
Sau khi nhận được “giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế” thì các chủ đầu tư cần tiến hành khắc dấu của công ty. Doanh nghiệp sẽ tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu của mình.
Bước 6: Các thủ tục sau khi thành lập công ty xuất nhập
- Đăng ký mở tài khoản ngân hàng của công ty, doanh nghiệp.
- Thiết lập hồ sơ thuế ban đầu.
- Mua chữ ký số điện tử.
- Nộp tờ khai, lệ phí môn bài.
- Làm biển hiệu công ty.
- Đăng ký hoá đơn điện tử.
- Tiến hành làm hồ sơ kế toán, báo cáo thuế.
VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
Vốn thành lập công ty xuất nhập khẩu hay còn gọi là vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty hoặc chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty xuất nhập khẩu hoặc được định nghĩa là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi nếu như đăng ký loại hình công ty cổ phần.
Để tạo điều kiện mở cửa thị trường cho các thương nhân mà pháp luật nước ta không ràng buộc về vốn pháp định đối với công ty xuất nhập khẩu. Chính vì lẽ này mà vấn đề về vốn không phải là mối lo khi thành lập công ty xuất nhập khẩu dưới bất kỳ loại hình nào.
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu về chủ thể thành lập công ty
Chủ thể thành lập công ty xuất nhập khẩu có đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự, không thuộc trường hợp theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước,…
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu về tên doanh nghiệp
- Đối với tên riêng, phần tên riêng trong công ty phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt và F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu
- Tên doanh nghiệp phải được thể hiện tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách treo biển hiệu. Ngoài ra tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành để có thể nhận diện thương hiệu.
- Khi đặt tên doanh nghiệp cần lưu ý đến những điều cấm trong việc đặt tên của một doanh nghiệp :
- Thứ nhất, tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty xuất nhập khẩu đã đăng ký tên trước đó.
- Thứ hai, tên công ty xuất nhập khẩu giống tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp. Trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
- Tên công ty xuất nhập khẩu có chứa các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc xúc phạm tới một cá nhân/ tổ chức khác.
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu về ngành nghề kinh doanh
Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào đều có quyền tự do đăng ký kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Tuy nhiên cần cân nhắc các loại ngành nghề phù hợp với lĩnh vực công ty xây dựng
Doanh nghiệp có thể tham khảo một số ngành nghề sau đây:
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết:
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (Điều 28 Luật thương mại 2005)
- Kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa (Điều 18 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương ngày 15/05/2018)
- 4933 – Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- 5012 – Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
- 5210 – Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- 5229 – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể đăng ký thêm các mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 khác trong Bảng hệ thống mã ngành nghề kinh doanh Việt Nam ban hành theo Quyết định 27/2018/QĐ-Ttg.
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu về người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của công ty xuất nhập khẩu là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Với vai trò như vậy, công ty xuất nhập khẩu cần có một người đại diện pháp luật có đủ trình độ và đáp ứng các điều kiện theo luật định.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI THÀNH LẬP CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
Các phương thức tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu
Phương thức trực tiếp: Với phương thức này, người nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ tới trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ trả kết quả tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh tuỳ theo tình hình, điều kiện của từng tỉnh.
- Thời gian: 3 ngày
- Lệ phí: 50.000 đồng
- Phí: 100.000 đồng
Phương thức trực tuyến: Người nộp hồ sơ nộp tại Cổng Thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Với phương thức này người nộp hồ sơ phải có tài khoản đăng ký doanh nghiệp.
- Thời gian: 3 ngày
- Lệ phí: 0 đồng
- Phí: 100.000 đồng
Dịch vụ bưu chính: Đây là phương thức ít được áp dụng bởi không tối ưu được thời gian, công sức
- Thời gian: 3 ngày
- Lệ phí: 50.000 đồng
- Phí: 100.000 đồng
Hiện nay, phương thức trực tuyến được sử dụng phổ biến nhất vì có nhiều tiện ích.
Thời gian thực tế thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu
Theo quy định pháp luật, thời gian xử lý hồ sơ và trả kết quả đăng ký thành lập doanh nghiệp là 3 ngày làm việc nhưng trên thực tế có thể kéo dài đến 7 ngày.
Không những thế, khoảng thời gian thực hiện các thủ tục sau đó như khai thuế ban đầu, làm biển hiệu, khắc dấu,… có thể kéo dài tới vài tháng.
Nếu thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu được thực hiện bởi người không có chuyên môn pháp lý thì việc thủ tục bị trì trệ là lẽ đương nhiên. Chính vì lý do này mà doanh nghiệp nên thuê dịch vụ bên ngoài thành lập công ty xuất nhập khẩu.