Trong cơ chế hoạt động của một doanh nghiệp, chi nhánh được xem là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của chi nhánh là thực hiện toàn bộ hoặc thực hiện một phần chức năng của công ty. Khi việc thực hiện chức năng của chi nhánh không còn cần thiết, không hiệu quả doanh nghiệp sẽ có nhu cầu giải thể chi nhánh. Vậy hồ sơ giải thể chi nhánh bao gồm những gì? Bài viết dưới đây, Luật Nguyễn ACE sẽ đồng hành cũng các bạn tìm hiểu về “Hồ sơ giải thể chi nhánh”.
VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN VỀ HỒ SƠ GIẢI THỂ CHI NHÁNH
- Luật Doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định số 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/4/2021 Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp
ĐIỀU KIỆN GIẢI THỂ CHI NHÁNH
Khi thành lập chi nhánh của công ty cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành và vì thế khi giải thể chi nhánh cũng cần phải đáp ứng điều kiện nhất định. Theo quy định của pháp luật hiện hành, muốn giải thể chi nhánh công ty thì cần chi nhánh đó cần phải rơi vào một trong hai trường hợp sau đây:
- Chi nhánh sẽ được giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp.
- Hoặc là chi nhánh sẽ bị giải thể khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Theo đó, có thể thấy rằng việc giải thể chi nhánh có hai chiều hướng: chủ động và bị động. Cụ thể, chủ động là theo ý chí của doanh nghiệp, bị động là do ý chí của Nhà nước và có sự tác động của pháp luật.
Xem thêm: Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp
THỦ TỤC LÀM HỒ SƠ GIẢI THỂ CHI NHÁNH
Để giải thể chi nhánh phải trải qua một số bước theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau:
Bước 1: Việc đầu tiên của thủ tục giải thể chi nhánh đó là “Xác nhận nghĩa vụ tại cơ quan Hải quan”
Ở bước đầu tiên này, sau khi công ty đăng tải quyết định giải thể chi nhánh lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì tiếp theo đó công ty gửi công văn tới Cổng cục Hải quan xin xác nhận nghĩa vụ hải quan để giải thể chi nhánh.
Bước 2: Sau khi chi nhánh xác nhận nghĩa vụ tại cơ quan Hải quan thì việc tiếp theo đó là “Nộp hồ sơ đóng cửa mã số thuế”
Ở bước này, để xin được quyết toán thuế và đóng mã số thuế, doanh nghiệp cần gửi công văn tới cơ quan thuế, kèm theo bản sao có công chứng Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh và bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh.
Bước 3: Sau khi nộp hồ sơ đóng cửa mã số thuế thì thủ tục tiếp theo để giải thể chi nhánh đó là “Thủ tục tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp”
Ở bước này, người đại diện theo pháp luật của công ty phải gửi hồ sơ đăng ký giải thể chi nhánh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 7 ngày (từ khi thanh toán hết các khoản nợ). Hoặc cũng trong thời hạn này, người đại diện cũng có thể gửi hồ sơ giải thể thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Đây là bước cuối cùng của thủ tục giải thể chi nhánh, đó là “Trả dấu pháp nhân”
Ở bước cuối cùng này, để được cấp Giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu thì chi nhánh sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an.
HỒ SƠ GIẢI THỂ CHI NHÁNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Khi công ty quyết định giải thể chi nhánh thì điều mà công ty quan tâm đó là hồ sơ giải thể chi nhánh bao gồm những gì. Hồ sơ giải thể chi nhánh đã được pháp luật quy định cụ thể. Theo đó, hồ sơ giải thể chi nhánh bao gồm:
- Thứ nhất, thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp theo Phụ lục II-22, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Thứ hai, quyết định của doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân), của chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), của Hội đồng thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên), của Hội đồng quản trị (công ty cổ phần), của các thành viên hợp danh (công ty hợp danh) về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
Hoặc nếu không phải quyết định về việc chấm dứt thì có thể là quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thứ ba, danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Thứ tư, danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
- Thứ năm, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;
- Thứ sáu, con dấu của chi nhánh (nếu có);
- Thứ bảy, giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động quy định tại Phụ lục II-19 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
- Thứ tám, bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đặng ký thuế của chi nhánh.
Trên đây là bài viết của Luật Nguyễn ACE về hồ sơ giải thể chi nhánh, nếu quý bạn đọc còn băn khoăn hay thắc mắc về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết. Nắm được hồ sơ giải thể chi nhánh, thủ tục giải thể chi nhánh sẽ mang lại sự thuận lợi nhất định cho công ty, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện giải thể chi nhánh. Sự hài lòng của quý khách hàng là sự thành công và mục tôi của chúng tôi.