Để thành lập doanh nghiệp cần trải qua một quy trình, thủ tục cụ thể theo quy định của pháp luật hiện hành. Và để thực hiện quy trình đó cũng cần chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, giấy tờ đầy đủ. Vậy giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì cần làm gì để được cấp giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp? Bài viết dưới đây, Luật Nguyễn ACE sẽ đồng hành cùng quý bạn đọc, quý khách hàng tìm hiểu về “Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp”.
TẠI SAO CẦN GIẤY ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP?
- Thứ nhất, khi có giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được nhà nước cho phép hoạt động và được sự bảo vệ của nhà nước.
- Thứ hai, đây là giấy tờ pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, chứng minh sự hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng đối với khách hàng.
- Thứ ba, có giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp các doanh nghiệp sẽ thuận lợi, dễ dàng hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó, tăng khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong thị trường nội địa và quốc tế….
KHÁI NIỆM GIẤY ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Câu hỏi đầu tiên khi tìm hiểu về thủ tục thành lập doanh nghiệp đó là giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì? Hiểu một cách đơn giản giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp là giấy chứng nhận cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp
ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẤY ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
- Thứ nhất, giấy phép kinh doanh là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để cá nhân hay tổ chức được phép hoạt động kinh doanh ngành nghề theo quy định của pháp luật.
- Thứ hai, giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp là văn bản được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể hiện rằng doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề nhất định.
- Thứ ba, là công cụ để kiểm soát nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp đối với nhà nước.
NỘI DUNG CỦA GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
- Thông thường giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Thứ nhất đó là tên doanh nghiệp (tên đầy đủ, tên viết tắt, tên nước ngoài);
- Thứ hai, địa chỉ trụ sở chính và mã số thuế của doanh nghiệp (mã số doanh nghiệp);
- Thứ ba, vốn điều lệ và thông tin về chủ sở hữu;
- Thứ tư, thông tin về người đại diện pháp luật công ty;
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ – nơi doanh nghiệp sẽ tiến hành xin cấp giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Đối với giấy phép của hộ kinh doanh thì chủ thể đăng ký sẽ nộp tại phòng chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
- Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/4/2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/1/2021 về đăng ký doanh nghiệp.
ĐỂ ĐƯỢC CẤP GIẤY ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP CẦN LÀM THỦ TỤC GÌ?
Hiện nay, pháp luật quy định có các loại hình doanh nghiệp đó là: Công ty cổ phần, công ty hợp doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên và công ty hợp danh. Các loại hình doanh nghiệp này khác nhau nhưng thủ tục xin cấp giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp thường bao gồm các bước:
- Bước 1: Đặt tên doanh nghiệp và xác định trụ sở của doanh nghiệp. Về tên doanh nghiệp thì không được trùng, tương tự các tên doanh nghiệp trước đó để tránh sự nhầm lẫn. Về trụ sở công ty thì phải rõ ràng.
- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với từng loại hình doanh nghiệp sẽ khác nhau và được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản pháp luật liên quan. - Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền và nhận kết quả
Hồ sơ xin cấp giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp được lập thành 01 bộ và nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung thì chủ thể đăng ký cần sửa đổi, bổ sung theo quy định.
Doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp sau khoảng 3-5 ngày đối với hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật.
NHỮNG LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI LUẬT NGUYỄN ACE
Mọi thắc mắc, băn khoăn về vấn đề thành lập công ty vận tải các bạn hãy lựa chọn chúng tôi để được trải nghiệm dịch vụ pháp lý tốt nhất:
- Dịch vụ trọn gói – giá cả hợp lý
- Đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm
- Thời gian nhanh chóng
- Cam kết chất lượng – Uy tín
Trên đây là bài viết của Luật Nguyễn ACE về “Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp”. Nếu quý bạn đọc, quý khách hàng còn băn khoăn về vấn đề pháp lý trên vui lòng liên hệ Luật Nguyễn ACE để được giải đáp mọi thắc mắc. Sự hài lòng của khách hàng là sự thành công và mục tiêu của chúng tôi.