2 Loại Lý Do Giải Thể Doanh Nghiệp Chủ Yếu Hiện Nay

Lý do giải thể hay các trường hợp giải thể vừa là vấn thực tiễn, vừa là vấn đề pháp lý nên hôm nay Luật Nguyễn ACE sẽ đưa đến các bạn một bài tư vấn xoay quanh giải thể doanh nghiệp, tiêu biểu là nội dung lý do giải thể doanh nghiệp.

LÝ DO GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Có hai lý do giải thể doanh nghiệp là lý do pháp lý và lý do thực tiễn:

Lý do pháp lý

Căn cứ vào khoản 1 Căn cứ vào Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 thì có các lý do giải thể doanh nghiệp sau:

  • Thứ nhất, Công ty mà không có quyết định gia hạn thì mặc nhiên sẽ bị giải thể;
  • Thứ hai, Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp vì một trong các lý do có thể nêu ở phần lý do thực tiễn
  • Thứ ba, Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng phải làm thủ tục giải thể;
  • Thứ tư, Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do doanh nghiệp vi phạm một trong những nội dung mà pháp luật quy định dẫn đến bị thu hồi giấy chứng nhận. Khi bị thu hồi giầy chứng nhận, doanh nghiệp không còn đủ tư cách để có thể hoạt động một cách hợp pháp nên buộc phải giải thể.

Xem thêm: Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Lý do giải thể doanh nghiệp
Lý do giải thể doanh nghiệp

Lý do thực tiễn

Thứ nhất, lý do giải thể doanh nghiệp xuất phát từ hoạt động kinh doanh gặp khó khăn

  • Hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn từ việc huy động vốn, tài chính đến việc đầu tư, chăm sóc khách hàng.
  • Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất dẫn đến quyết định giải thể doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Bởi lẽ khi gặp khó khăn trong quá trình hoạt động, không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ có phương án giải quyết để có thể vượt qua.

Thứ hai, lý do giải thể doanh nghiệp xuất phát từ năng lực quản lý, tổ chức điều hành nội bộ doanh nghiệp

  • Năng lực quản lý, điều hành công ty của đội ngũ cốt cán trong công ty (giám đốc/trưởng phòng,…) trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đi xuống, khó có thể phát triển bền lâu.
  • Doanh nghiệp có phát triển bền vững hay không là do các chủ thể có thẩm quyền trong doanh nghiệp giữ vai trò chủ chốt lãnh đạo công ty một cách hiệu quả, quản lý chặt chẽ và ngược lại.

Thứ ba, lý do giải thể doanh nghiệp xuất phát từ vốn và thị trường tiêu thụ

  • Việc thiếu vốn để sản xuất hàng hóa kinh doanh dẫn đến hậu quả không có hàng hóa lưu thông trên thị trường, cơ hội kinh doanh suy giảm.
  • Hàng hóa sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu của người sử dụng nên dẫn đến việc không thể tiêu thụ được trên thị trường. Từ đó không thể thu hồi vốn về để đảm bảo nguồn tài chính luân chuyển.

Thứ tư, lý do giải thể doanh nghiệp xuất phát từ nền kinh tế chung

  • Cũng có những giai đoạn nền kinh tế của đất nước giảm sút, các công ty đều lâm vào tình trạng khó khăn. Không phải công ty nào cũng có thể duy trì hoạt động để vượt qua giai đoạn khó khăn.
  • Cách giải quyết tốt nhất là tổ chức giải thể hoặc sát nhập với nhau để tăng sức mạnh hoặc bị chính các đối thủ cạnh tranh thôn tính, rồi không thể tiếp tục hoạt động nên buộc phải giải thể doanh nghiệp.

Thứ năm, lý do giải thể doanh nghiệp xuất phát từ chiến lược kinh doanh

  • Các doanh nghiệp thiếu chiến lược kinh doanh hoặc chiến lược kinh doanh không phù hợp như chương trình khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chính sách ưu đãi,…
  • Doanh nghiệp chưa vận dụng có hiệu quả công nghệ – khoa học hiện nay vào quá trình hoạt động kinh doanh nên không có cơ hội phát triển  hoặc không tìm kiếm được khách hàng để duy trì hoạt động kinh doanh.

BẢN CHẤT CỦA GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

  • Bản chất của giải thể doanh nghiệp là chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của doanh nghiệp về pháp lý và thực tế. Tức là, trên hệ thống quản lý doanh nghiệp không còn hoạt động của doanh nghiệp đó, còn trên thực tế thì doanh nghiệp đó ngừng hoạt động.
  • Bên cạnh đó, để rõ hơn về giải thể doanh nghiệp dựa trên góc nhìn pháp lý thì Căn cứ theo Khoản 6 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tình trạng của doanh nghiệp đã giải thể “là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý.

SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP VÀ PHÁ SẢN

  • Thứ nhất, về tính chất của hai thủ tục này. Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính còn phá sản là một thủ tục tư pháp.
  • Thứ hai, chủ thể có thẩm quyền quyết định việc giải thể/phá sản. Chủ sở hữu có quyền quyết định việc giải thể thể công ty còn phá sản là do Tòa án quyết định.
  • Thứ ba, về nghĩa vụ tài chính, giải thể doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và thực hiện các nghĩa vụ tài chính còn phá sản thì đây không phải là điều kiện tiên quyết.
  • Thứ tư, thái độ của nhà nước cũng khác nhau giữa hai thủ tục này. Đối với giải thể doanh nghiệp thì không bị hạn chế quyền tự do kinh doanh đối với chủ sở hữu doanh nghiệp còn với phá sản thì bị hạn chế quyền tự do kinh doanh.
Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

DỊCH VỤ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TẠI LUẬT NGUYỄN ACE

Đối với lĩnh vực giải thể doanh nghiệp, Luật Nguyễn ACE cung cấp những dịch vụ chính như sau:

  • Tư vấn mọi vấn đề pháp lý giải thể doanh nghiệp.
  • Soạn thảo các văn bản theo quy định pháp luật liên quan đến thủ tục giải thể doanh nghiệp.
  • Nhận ủy quyền từ doanh nghiệp để  thực hiện các thủ tục có liên quan đến giải thể doanh nghiệp và đại diện doanh nghiệp làm việc cơ quan Nhà nước.
  • Xử lý các nghĩa vụ thanh toán tài sản, nghĩa vụ tài chính khi doanh nghiệp giải thể.

Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc xoay quanh nội dung giải thể doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu giải thể doanh nghiệp, hãy liên hệ Luật Nguyễn ACE để được hỗ trợ và hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt của công ty chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *