Hướng dẫn làm báo cáo thuế hàng tháng chi tiết nhất

Với một người kế toán viên, báo cáo thuế hàng tháng là một trong những công việc cực kỳ quan trọng. Nếu làm không cẩn thận doanh nghiệp của bạn sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều.

Chính vì vậy, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm báo cáo thuế hàng tháng thật chi tiết cho các bạn mới bước chân vào nghề.

Phân loại thuế doanh nghiệp phải nộp theo tháng

Có khá nhiều loại thuế mà doanh nghiệp thuộc các đối tượng kê khai thuế GTGT sẽ phải nộp theo từng tháng. Dưới đây là các loại thuế phổ biến:

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

Tùy phương pháp mà doanh nghiệp kê khai, sẽ có những giấy tờ khác nhau:

Phương pháp kê khai khấu trừ

  • Tờ khai của thuế GTGT
  • Bảng kê khai hóa đơn hàng hóa được bán ra
  • Bảng kê khai hóa đơn hàng hóa được mua vào
  • Một số phụ thuộc khác

Phương pháp kê khai trực tiếp

  • Trực tiếp dựa vào thuế GTGT: Tờ khai thuế GTGT
  • Trực tiếp dựa vào doanh thu: Tờ khai thuế GTGT
  • Bảng kê khai hóa đơn hàng hóa bán ra
Báo cáo thuế hàng tháng
Báo cáo thuế hàng tháng

Thuế thu nhập cá nhân

  • Tờ kê khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 02/KK-TNCN
  • Tờ kê khai thuế thu nhập cá nhân theo mẫu 03/KK-TNCN

Doanh nghiệp kê khai theo tháng nếu trong tháng đó doanh nghiệp có phát sinh thêm số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trên 50 triệu đồng, nếu không có phát sinh thì nộp theo tờ khai:

  • Báo cáo thuế thu nhập cá nhân và tờ kê khai thuế thu nhập cá nhân
  • Báo cáo thuế tiêu thụ đặc biệt kèm theo bảng kê khai hàng hóa và đơn hàng được bán ra
  • Kê khai thuế tài nguyên môi trường với Cơ quan thuế

Hướng dẫn làm báo cáo thuế hàng tháng

Ở tháng 1, tháng 2 và tháng 3 sẽ có sự khác biệt về báo cáo thuế, ở những tháng còn lại báo cáo thuế hàng tháng sẽ được làm tương tự nhau.

Báo cáo thuế tháng 1

Hồ sơ kê khai thuế bao gồm:

  • Chứng từ, hóa đơn của hàng hóa được bán ra theo mẫu 01-1/GTGT
  • Hóa đơn, chứng từ của hàng hóa mua vào theo mẫu 01-2/GTGT
  • Bản kê khai và điều chỉnh theo mẫu 01-KHBS (nếu có)
  • Bảng phân bổ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa được mua vào khấu trừ trong tháng theo mẫu 01-4A/GTGT
  • Bảng kê thuế GTGT đã nộp

Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

  • Kê khai thuế TTĐB theo mẫu 01/TTĐB
  • Bảng kê khai hóa đơn hàng hóa chịu thuế TTĐB theo mẫu 01-1/TTĐB
  • Bảng kê khai thuế TTĐB khấu trừ theo mẫu 01-2/TTĐB

Thuế tài nguyên

  • Khai theo mẫu 01/TAIN hoặc 02/TAIN
  • Kê khai thuế TNCN khấu trừ theo mẫu 01/TNCN, nếu khấu trừ 10% thì theo mẫu 01/TNCN, nếu khấu trừ 25% thì theo mẫu 03/TNCN
  • Ngoài ra còn một số loại thuế cần kê khai và nộp theo từng năm như thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất.

Thời hạn để kê khai và nộp thuế muộn nhất vào ngày 30/1.

Kê khai thuế cần chuẩn bị gì?
Kê khai thuế cần chuẩn bị gì?

Báo cáo thuế tháng 2

Bao gồm những loại thuế sau: thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân thường xuyên.

Hồ sơ bao gồm chứng từ, kê khai, thực hiện tương tự như hồ sơ của kỳ thuế tháng 2 năm trước.

Thời hạn để kê khai và nộp thuế muộn nhất vào ngày 20/2.

Báo cáo thuế tháng 3

Thực hiện tương tự như kê khai thuế tháng 2 và hồ sơ khai thuế của tháng 1.

Thời hạn nộp kê khai và thuế muộn nhất vào ngày 20/3.

Các tháng còn lại

Các chứng từ, hóa đơn và báo cáo tương tự như các tháng 1,2 và 3

Đối với báo cáo sử dụng hóa đơn cần kê khai và nộp trước ngày 20, đối với tờ khai thuế TNDN sẽ kê khai và nộp trước ngày 30.

Những lưu ý khi làm báo cáo thuế hàng tháng

  • Hóa đơn bán ra cần sắp xếp theo thứ tự và theo ngày tháng.
  • Khi sử dụng phần mềm hạch toán bạn cần phân biệt rõ ràng hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản, công cụ, dụng cụ.
  • Khi hạch toán hóa đơn cần phân biệt rõ doanh thu bán hàng hóa, doanh thu dịch vụ, doanh thu bán thành phẩm.
  • Lưu trữ hóa đơn, giấy tờ liên quan tới các loại thuế đã nộp. Nên photo thành nhiều bàn để tiện cho việc lưu trữ.
  • Cần kê khai cẩn trọng mỗi tháng, kiểm tra lại chỉ tiêu.
  • Nên sử dụng phần mềm kế toán để hạch toán rồi mới chuyển dữ liệu sang HTKK và so sánh xem chúng có trùng với nhau hay không? Nếu sai có thể bạn đang kê khai sai đấy.
  • Khi lập bảng cân đối số phát sinh cần biết cách cân đối các chi phí thật hợp lý như chi phí tiền lương với doanh thu, chi phí tiếp khách với tổng chi phí,…
  • Nên lập quyết toán thuế TNDN trước khi lập báo cáo tài chính để có thể dễ dàng so sánh chênh lệch thuế TNDN cuối năm so với các quý.
Lưu ý khi làm báo cáo thuế hàng tháng
Lưu ý khi làm báo cáo thuế hàng tháng

Dịch vụ Tư vấn- Kế toán thuế Luật Nguyễn ACE

Nếu bạn đang chưa biết nên làm bảng báo cáo thuế hàng tháng như thế nào thì đừng ngần ngại mà liên hệ ngay Luật Nguyễn ACE nhé!

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kế toán – Thuế, Luật Nguyễn ACE sẽ không khiến bạn phải thất vọng.

Tại Luật Nguyễn ACE bạn có thể tìm thấy nhiều loại dịch vụ khác nhau như thực hiện báo cáo thuế/ tháng, thực hiện sổ sách kế toán thuế/tháng, thực hiện quyết toán năm, tư vấn/ giải trình về thuế,…

Bài viết trên là những thông tin về hướng dẫn làm báo cáo thuế hàng tháng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách làm loại báo cáo này.

Chúc các bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *