Hướng dẫn thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh

Bạn đang băn khoăn không biết thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh như thế nào? Cần những giấy tờ thủ tục gì và hết bao nhiêu tiền khi đăng ký giấy phép này? Tất cả sẽ được Luật Nguyễn ACE tổng hợp và giải đáp đầy đủ cho bạn qua nội dung bài viết dưới đây! Xem ngay nhé!

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm những gì?

Đối với thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh hiện nay đang được chia thành 2 mục đó là đăng ký giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh và đăng ký giấy phép kinh doanh theo doanh nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cả hai loại hình này nhé.

Đăng ký giấy phép kinh doanh cần những gì?
Đăng ký giấy phép kinh doanh cần những gì?

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh đối với hộ cá thể

Hiện nay, hình thức kinh doanh theo hộ kinh doanh khá phổ biến. Trên thực tế hộ kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp được sở hữu và điều hành chỉ một người. Đồng thời không có sự phân biệt pháp lý giữa thực thể kinh doanh và chủ sở hữu.

Để thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh đối với hộ cá thể bạn có thể đến UBND huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh đối với hộ cá thể tại phòng kinh tế, phòng kế hoạch tài chính. Thông thường thời gian chờ đợi để thủ tục hoàn tất trong vòng từ 3 đến 4 ngày làm việc.

Về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh bạn cần thực hiện theo những bước như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh tại các phòng kinh tế, tài chính thuộc UBND huyện nơi đặt trụ sở chính. Trong đó bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và bản sao hộ chiếu có công chứng.
  • Hợp đồng thuê nơi là địa điểm kinh doanh buôn bán hoặc giấy chủ quyền nhà nếu kinh doanh tại nhà.
  • Giấy đề nghị đăng ký loại hình kinh doanh hộ cá thể. Theo đó trong giấy này bạn sẽ cần kê khai đầy đủ những thông tin như: tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh và số điện thoại, vốn đăng ký, số lao động, ngành nghề kinh doanh…

Bước 2: Sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thì bạn sẽ mất thời gian chờ đợi từ 2 đến 5 ngày làm việc. Theo đó, giấy tờ cần đảm bảo đầy đủ những điều kiện như tên đăng ký kinh doanh phù hợp với quy định, nộp đầy đủ kinh phí đăng ký và ngành nghề kinh doanh phù hợp.

Bên cạnh đó, nếu như hồ sơ không hợp lệ bạn sẽ được cơ quan có thẩm quyền thông báo đến chủ hộ kinh doanh để bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp.

Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp

Khác với hộ kinh doanh cá thể thủ tục đăng ký của doanh nghiệp thường phức tạp hơn. Để đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp bạn cần thực hiện theo những bước như sau:

Thủ tục đăng ký kinh doanh tại các doanh nghiệp thường phức tạp hơn hộ cá thể
Thủ tục đăng ký kinh doanh tại các doanh nghiệp thường phức tạp hơn hộ cá thể

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ dự thảo thành lập doanh nghiệp đầy đủ tất cả thủ tục và những thông tin cần thiết.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký thuộc tỉnh hoặc thành phố nơi đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nếu như hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép kinh doanh.

Bước 4: Nhận giấy phép kinh doanh hay còn gọi là giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Bước 5: Khắc dấu tròn riêng của doanh nghiệp và công bố mẫu dấu lên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng sau đó thông báo số tài khoản ngân hàng với cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh.

Bước 7: Đăng ký khai thuế nộp thuế điện tử với cơ quan thuế, mua chữ ký và xác nhận đăng ký nộp thuế điện tử ngân hàng.

Bước 8: Kê khai lệ phí môn bài và đóng lệ phí môn bài sử dụng chữ ký điện tử của doanh nghiệp.

Bước 9: Kê khai thuế ban đầu và đề nghị sử dụng hóa đơn điện tử.

Bước 10: Báo cáo thuế tại các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương hoặc nơi công ty đặt trụ sở theo quy định của nhà nước.

Cần chuẩn bị những gì khi làm hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh?

Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp

Khi bạn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh lên cơ quan có thẩm quyền, thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

  • Bản sao y CMND, hộ chiếu có thời hạn không quá 3 tháng. Trường hợp là tổ chức doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị thêm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hoặc quyết định thành lập công ty và giấy ủy quyền người góp vốn của tổ chức.
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Dự thảo điều lệ công ty.
  • Các giấy tờ khác liên quan.

Chi phí làm giấy phép kinh doanh

Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh hết bao nhiêu còn tùy thuộc vào bạn thực hiện đăng ký loại hình doanh nghiệp hay hộ cá thể. Vì thế, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu chi phí của cả 2 loại hình này dưới đây:

Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh đối với hộ cá thể

Thông thường chi phí nộp hồ sơ giấy phép kinh doanh hộ cá thể khoảng từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng.

Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh hộ cá thể chủ hộ kinh doanh cần phải thực hiện kê khai thuế ban đầu.

Chi phí đăng ký giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp

Đối với giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp bạn sẽ cần chi trả những loại chi phí như sau:

  • Lệ phí kinh doanh khoảng từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng tại phòng đăng ký – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Lệ phí bố cáo thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin Quốc gia khoảng 100.000 đồng đến 150.000 đồng.
  • Chi phí hóa đơn truyền thống theo quyển khoảng 350.000 đồng/cuốn.
  • Chi phí chi trả hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Lệ phí làm bảng hiệu công ty ít nhất khoảng 200.000 đồng.
  • Chi phí khắc dấu khoảng từ 450.000 đồng đến 500.000 đồng.
  • Lệ phí mua thiết bị chữ ký số khoảng 1.500.000 đồng đến 1.800.000 đồng.
  • Chi phí tài khoản ngân hàng khoảng 1.000.000 đến 1.500.000 đồng.

Ngoài ra, bạn còn cần nộp khoản lệ phí khác là lệ phí môn bài. Theo đó tùy thuộc vào vốn điều lệ khi đăng ký làm giấy phép kinh doanh thì mức thuế môn bài của các doanh nghiệp sẽ là khác nhau. Cụ thể mức lệ phí môn bài sẽ được quy định theo như sau:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ: Mức thuế 3.000.000 đồng/1 năm và 1.500.000 đồng/6 tháng.
  • Vốn điều lệ 10 tỷ trở xuống: Mức thuế 2.000.000 đồng/1 năm và 1.000.000 đồng/6 tháng.

Luật Nguyễn ACE hy vọng rằng qua những thông tin trên về hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh đã giúp bạn nắm được những thông tin cần thiết. Hãy đến với chúng tôi nếu như bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm về thủ tục đăng ký. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề chúng tôi tự tin sẽ giúp bạn hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh chóng, dễ dàng và suôn sẻ nhất!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *