Trách Nhiệm Của Công Ty Hợp Danh Theo Quy Định Của Pháp Luật

Công ty hợp danh là một trong các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Trong quá trình hoạt động gặp những khó khăn, rủi ro thì trách nhiệm của công ty hợp danh được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây, Luật Nguyễn ACE sẽ đồng hành cùng các bạn tìm hiểu về vấn “Trách nhiệm của công ty hợp danh”.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY HỢP DANH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC THÀNH VIÊN CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY HỢP DANH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THÀNH VIÊN HỢP DANH

Trong công ty hợp danh thành viên hợp danh phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động, kinh doanh của công ty. Trách nhiệm vô hạn đó thể hiện cụ thể như sau: thành viên hợp danh không chỉ chịu trách nhiệm bằng số tài sản góp vào kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình đối với mọi khoản nợ của công ty.

Như vậy có thể thấy rằng, chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh tương tự chế độ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân, khi chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình.

Trách nhiệm của công ty hợp danh
Trách nhiệm của công ty hợp danh

Tuy nhiên, vì công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên hợp danh nên các thành viên hợp danh phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn; có nghĩa là khi một thành viên hợp danh nhân danh công ty hợp danh giao kết hợp đồng với đối tác, các thành viên khác mặc dù không trực tiếp giao kết vẫn phải chịu trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng đó.

Điều này ràng buộc chặt chẽ các thành viên hợp danh của công ty hợp danh, khiến sự liên kết giữa các thành viên trở nên khó khăn hơn do phải dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau.

Tuy nhiên, trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh phát sinh sau trách nhiệm trả nợ của công ty hợp danh. Bởi vì công ty hợp danh có tài sản độc lập với các thành viên.

Cụ thể: Khi công ty có khoản nợ cần thanh toán, công ty phải trả bằng tài sản của công ty. Nếu tài sản của công ty không đủ để trả nợ, công ty phải giải thể hoặc phá sản để trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản còn lại; trường hợp vẫn không đủ để trả nợ, thành viên hợp danh mới phải trả nợ thay cho công ty bằng tài sản của mình.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY HỢP DANH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THÀNH VIÊN GÓP VỐN

Đối với công ty hợp danh có phương thức hình thành vốn nhất định. Trách nhiệm của công ty hợp danh trong mối quan hệ với thành viên góp vốn đó là công ty chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của mình.

Trong quá trình kinh doanh, nếu công ty hợp danh gặp khó khăn, thua lỗ, thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm đến hết phần vốn đã góp vào công ty. Trường hợp công ty phải giải thể hoặc phá sản mà tài sản của công ty không đủ trả nợ thì thành viên góp vốn cũng không phải dùng tài sản của mình để trả nợ cho công ty.

Như vậy, với việc chịu trách nhiệm hữu hạn, chế độ trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh giống chế độ trách nhiệm của cổ đông trong công ty cổ phần. Bởi các chủ thể này cũng được giới hạn trách nhiệm trong phạm vi phần vốn họ góp vào công ty.

Đây được xem là một ưu thế của thành viên góp vốn khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi không muốn gánh nhiều rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh.

Đó là những trách nhiệm của công ty hợp danh mà các thành viên trong doanh nghiệp cần biết, đặc biệt là các thành viên hợp danh để đảm bảo quyền lợi.

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY HỢP DANH

KHÁI NIỆM CÔNG TY HỢP DANH

Ở Việt Nam, quy định về công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 có những đặc thù không hoàn toàn giống với luật các nước. Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp, trong đó:

  • Đối với loại hình này thì phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung (thành viên hợp danh). Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn trong công ty hợp danh;
  • Bên cạnh thành viên hợp danh công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên này là không bắt buộc đối với công ty hợp danh. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty;
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Đối với việc phát hành chứng khoán thì loại hình doanh nghiệp này không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào.

Như vậy, Luật Doanh nghiệp hiện hành không đưa ra một định nghĩa khái quát về công ty hợp danh mà chỉ ra các đặc điểm đặc trưng.

ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY HỢP DANH

  • Thứ nhất, đặc điểm về thành viên. Đối với loại hình công ty hợp danh thì có hai loại thành viên là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là loại thành viên bắt buộc phải có trong công ty còn thành viên góp vốn có thể có hoặc không.
  •  Thứ hai, đặc điểm về chế độ chịu trách nhiệm của công ty hợp danh về tài sản. Đối với thành viên hợp danh thì phải chịu trách nhiệm vô hạn còn thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với khoản nợ của công ty nếu không may trong quá trình hoạt động công ty gặp khó khăn, rủi ro.
  • Thứ ba, đặc điểm về vốn của công ty hợp danh. Tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty được gọi là vốn điều lệ của công ty hợp danh. Vốn điều lệ có thể góp bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ,…
  • Thứ tư, đặc điểm về huy động vốn của công ty hợp danh. Về huy động vốn điều lệ thì công ty hợp danh có thể kết nạp thêm thành viên mới, tăng phần vốn góp của thành viên. Còn về tăng vốn hoạt động thì công ty hợp danh có thể vay cá nhân hoặc tổ chức khác.
  • Thứ năm, đặc điểm về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh. Về trách nhiệm pháp lý thì công ty hợp danh có tư cách pháp lý độc lập khi tham gia giao dịch. Còn về trách nhiệm tài sản thì công ty hợp danh có tài sản độc lập với các thành viên và chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản của mình.
Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh
Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh

Trên đây là những thông tin pháp lý cơ bản về “Trách nhiệm của công ty hợp danh” được Luật Nguyễn ACE đúc rút từ kinh nghiệm làm việc. Nếu như quý khách hàng, quý bạn đọc thắc mắc, cần tư vấn các vấn đề về vấn đề này vui lòng liên hệ Luật Nguyễn ACE để được hỗ trợ nhanh nhất.

Luật Nguyễn ACE còn là nơi cung cấp đến quý vị nhiều giải pháp thuật tiện cho doanh nghiệp. Một số loại hình doanh nghiệp bạn có thể thành lập: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần….

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *