Tìm hiểu cổ phần hóa là gì? Lợi ích của cổ phần hóa

Để phát huy mạnh mẽ tiềm lực tài chính và người lao động thì nhiều doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa trở thành doanh nghiệp có vốn của cá nhân/tổ chức ngoài nhà nước. Vậy cổ phần hóa là gì?

CỔ PHẦN HÓA LÀ GÌ?

Để trả lời cho câu hỏi “Cổ phần hóa là gì?” chúng tôi xin căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần:

  • Khái niệm này xuất hiện khi diễn ra quá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang doanh nghiệp có vốn là cá nhân/tổ chức ngoài Nhà nước.
  • Như vậy, cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sang doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, dưới hình thức là công ty cổ phần.
  • Nhà nước sẽ chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác.
Cổ phần hóa là gì
Cổ phần hóa là gì

TẠI SAO CẦN CỔ PHẦN HÓA?

Lợi thế của công ty cổ phần so với loại hình công ty khác

  • Doanh nghiệp Nhà nước phải được chuyển đổi thành loại hình công ty cổ phần với đặc trưng là không giới hạn số lượng tối đa chủ sở hữu. Mà công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp không giới hạn số lượng cổ đông.
  • Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn tốt nhất so với các loại hình doanh nghiệp khác thông qua chào bán cổ phần, phát hành chứng khoán,…
  • Công ty cổ phần tự chủ trong việc đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh hơn thay vì đợi vào các quyết định của Nhà nước.
  • Công ty cổ phần có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chủ động linh hoạt tìm kiếm và thực thi giải pháp kinh doanh có lợi nhất cho doanh nghiệp.
  • Đối với các nhà đầu tư, sau khi trở thành cổ đông của công ty cổ phần, nhà đầu tư đó chỉ phải chịu trách nhiệm về khoản nơ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn của mình đã góp cho doanh nghiệp.

Lợi ích của cổ phần hóa là gì?

  • Sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp, sẽ làm đa dạng hóa chủ sở hữu doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn như Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp.
  • Tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp mua cổ phần và khẳng định quyền làm chủ của mình. Khi đó, người lao động sẽ có thể trở thành cổ đông của doanh nghiệp, có động lực làm việc, nâng cao trách nhiệm hơn.
  • Giảm thiểu gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

HÌNH THỨC CỔ PHẦN HÓA LÀ GÌ?

Theo Điều 5  Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần có ba hình thức cổ phần hóa:

Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

  • Với hình thức đầu tiên này, mức vốn đầu tư tại doanh nghiệp vẫn giữ nguyên, vốn điều lệ được tăng lên. Doanh nghiệp đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định, công ty thì vẫn có vốn để mở rộng kinh doanh, nâng cấp trang thiết bị và sức cạnh tranh của mình.

Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

  • Hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp phải có uy tín cao, kinh doanh nhiều năm, có lãi và phương án cổ phần hóa mang tính khả thi.

Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.

  • Hình thức này thường ưu tiên bán cổ phần cho người lao động tại doanh nghiệp rồi bán ra bên ngoài.

Xem thêm: Tăng giảm vốn điều lệ công ty hợp danh

ĐIỀU KIỆN CỔ PHẦN HÓA LÀ GÌ?

Theo Điều 4 Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, điều kiện để cổ phần hóa bao gồm:

Doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ đảm bảo 2 điều kiện sau:

  • Không thuộc diện Nhà nước  giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;
  • Còn vốn của nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
Điều kiện cổ phần hóa là gì
Điều kiện cổ phần hóa là gì

Các doanh nghiệp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp nhưng giá trị thực tế thấp hơn các khoản phải trả thì thực hiện như sau:

  • Đối với trường hợp  doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước tiếp tục nắm giữ trên 50% tổng cổ phần khi cổ phần hóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án mua bán nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp.

Trường hợp phương án mua nợ để tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật;

  • Các doanh nghiệp còn lại, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
  • Nhà nước sẽ không cấp thêm vốn để cổ phần hóa, kể cả khi các doanh nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục, phân loại doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa thuộc diện Nhà nước nắm giữ  lớn hơn 50% tổng số cổ phần.

CHI PHÍ CHO CỔ PHẦN HÓA LÀ GÌ?

Để thực hiện cổ phần hóa, cần có những chi phí sau đây:

Thứ nhất là các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp:

  • Chi phí tập huấn nghiệp vụ về cổ phần hóa doanh nghiệp;
  • Chi phí kiểm kê, xác định giá trị tài sản doanh nghiệp (thuê đơn vị định giá tài sản);
  • Chi phí lập phương án cổ phần hóa, xây dựng Điều lệ (chi phí thuê dịch vụ tư vấn,..);
  • Chi phí Hội nghị người lao động để triển khai cổ phần hóa (chuẩn bị hội trường,…);
  • Chi phí hoạt động tuyên truyền, công bố thông tin về doanh nghiệp cổ phần hóa;
  • Chi phí thuê kiểm toán báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần (có thể thuê hoặc không nếu như kế toán doanh nghiệp có khả năng đảm bảo khách quan trong việc kiểm toán báo cáo tài chính);
  • Chi phí  tổ chức bán cổ phần;
  • Chi phí tổ chức họp Đại hội cổ đông lần đầu.
Chi phí cổ phần hóa
Chi phí cổ phần hóa

Thứ hai là chi phí thuê tổ chức kiểm toán, tư vấn cổ phần hóa

  • Tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức tư vấn để xác định giá khởi điểm, tổ chức tư vấn để xây dựng phương án cổ phần hóa, tổ chức tư vấn bán cổ phần) do cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Ban chỉ đạo (nếu được ủy quyền) quyết định.
  • Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn căn cứ vào Hợp đồng ký kết và thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Thứ ba là thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc:

  • Mức thù lao hàng tháng cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc tối đa không được quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong từng thời kỳ.
  • Thời gian thanh toán thù lao cho Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc theo thực tế nhưng không quá 24 tháng kể từ thời điểm thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc.

Thứ tư là các chi phí khác có liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp.

*Lưu ý:

  • Chi phí thuê kiểm toán báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không xác định là chi phí cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện hạch toán chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp theo quy định.
  • Chi phí cổ phần hóa được lấy từ nguồn tiền thu từ bán cổ phần.

Trên đây là toàn bộ quy chế pháp lý về cổ phần hóa. Hy vọng sẽ mang tới quý bạn đọc / quý khách hàng những kiến thức bổ ích.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *