Người Đại Diện Theo Pháp Luật Trong Công Ty Hợp Danh?

Công ty hợp danh là loại hình công ty khá phổ biến với Việt Nam vì nó phù hợp với tiêu chí kinh doanh vừa và nhỏ tại Việt Nam. Cơ chế đại diện theo pháp luật trong công ty cũng là một vấn đề đáng được quan tâm vì đây vừa là cơ sở xác định quyền, nghĩa vụ, vừa là đảm bảo quyền lợi công ty.

THẾ NÀO LÀ CƠ CHẾ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY HỢP DANH?

  • Đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác, xác lập và thực hiện các giao dịch trong phạm vi đại diện.
  • Như vậy, người đại diện theo pháp luật trong công ty hợp danh là người có quyền nhân danh công ty trong việc xác lập mối quan hệ với bên thứ ba, là khách hàng hoặc với cơ quan Nhà nước trong các hoàn cảnh cần thiết.
Đại diện theo pháp luật trong công ty hợp danh
Đại diện theo pháp luật trong công ty hợp danh

TẠI SAO PHẢI CÓ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY HỢP DANH?

  • Đảm bảo và bảo vệ quyền lợi của công ty và các thành viên của công ty hợp danh.
  • Đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi phát sinh các quan hệ giao dịch với công ty hợp danh.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

THẨM QUYỀN ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY HỢP DANH

  • Thẩm quyền đại diện của thành viên hợp danh được ghi nhận trong điều lệ của công ty hợp danh.
  • Nếu trong điều lệ công ty không quy định cụ thể về những hạn chế đối với quyền đại diện thì bên thứ ba bên ngoài công ty khi giao dịch có quyền cho rằng tất cả các thành viên hợp danh để có quyền thiết lập mọi giao dịch nhân danh công ty hợp danh.
  • Mọi giao dịch được thiết lập bởi thành viên hợp danh trong phạm vi ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh đều làm phát sinh trách nhiệm của công ty này đối với giao dịch đó, dù là lợi nhuận hay rủi ro.

CHỦ THỂ CÓ QUYỀN ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY HỢP DANH

  • Theo pháp luật hiện hành, người quản lý trong công ty hợp danh là tất cả các thành viên hợp danh và có quyền nhân danh công ty trong các quan hệ pháp luật.
  • Mỗi thành viên hợp danh trong công ty hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty và cho các thành viên hợp danh khác.
  • Việc xác định thẩm quyền đại diện của thành viên hợp danh được thể hiện trong điều lệ được xây dựng trong đó của công ty hợp danh.
  • Thành viên góp vốn trong công ty hợp danh không thể nhân danh công ty hợp danh giao dịch với bên ngoài, nếu thành viên góp vốn tự đứng ra kinh doanh nhân danh cho công ty hợp danh thì thành viên này sẽ mất quyền hưởng trách nhiệm hữu hạn. Khi đó tư cách pháp lý của thành viên góp vốn sẽ chuyển thành tư cách pháp lý của thành viên hợp danh.

PHẠM VI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY HỢP DANH

  • Ở công ty hợp danh, thành viên hợp danh chỉ đại diện cho công ty trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty như ký kết hợp đồng trên cơ sở có sự phân công của Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc/Tổng giám đốc và thực hiện các hoạt động này dựa trên cơ sở phối hợp với các thành viên khác trong công ty hợp danh.
  • Các nội dung đại diện khác được thực hiện thông qua giám đốc/Tổng giám đốc.
  • Hành vi đại diện của một thành viên hợp danh khi giao dịch với bên thứ ba có thể làm phát sinh trách nhiệm cho các thành viên còn lại nên rủi ro rất lớn.
  • Tuy nhiên, trách nhiệm liên đới của các thành viên hợp danh cũng có giới hạn, hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty thì sẽ không thuộc trách nhiệm của công ty hợp danh, trừ trường hợp động đó đã được các thành viên hợp danh còn lại chấp thuận.
Phạm vi đại diện theo pháp luật trong công ty hợp danh
Phạm vi đại diện theo pháp luật trong công ty hợp danh

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY HỢP DANH (CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN, GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC)

  • Với tư cách là thành viên hợp danh, với vị trí là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty hợp danh có nghĩa vụ quản lý và điều hành công việc kinh doanh, các hoạt đồng hằng ngày của công ty.
  • Có nghĩa vụ triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên.
  • Phân công, phối hợp công việc, hoạt động kinh doanh trong công ty giữa các thành viên hợp danh.
  • Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật.
  • Có quyền đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác liên quan đến quyền và lợi ích của công ty.

CÓ THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG CÔNG TY HỢP DANH ĐƯỢC KHÔNG?

  • Luật doanh nghiệp 2020 cho phép công ty hợp danh thay đổi người đại diện theo pháp luật trong công ty hợp danh.
  • Vì người đại diện theo pháp luật trong công ty hợp danh là thành viên hợp danh nên khi thay đổi người đại diện là thay đổi thành viên hợp danh.
  • Khi đó, công ty hợp danh sẽ làm thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật theo trình tự, thủ tục quy định về thay đổi thành viên hợp danh.

Vậy là, Luật Nguyễn ACE đã giúp bạn giải đáp những vấn đề liên quan đến đại diện theo pháp luật trong công ty hợp danh. Nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề trên thì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn tận tình.

Ngoài ra, Luật Nguyễn ACE còn là nơi cung cấp đến quý khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất, bạn có thể tham khảo: dịch vụ thành lập công ty TNHH, thành lập công ty TNHH 2 thành viên hay dịch vụ thành lập công ty cổ phần.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *