Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hiện nay

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế được áp dụng khá phổ biến đối với hầu hết các hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên trên thực tế thì không phải mọi hàng hóa, dịch vụ đều đánh thuế giá trị gia tăng cho người tiêu dùng. Vậy đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng hiện nay là gì? Cùng Luật Nguyễn tìm hiểu về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thông qua bài viết dưới đây.

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, được sửa đổi, bổ sung qua các năm 2013, năm  2014 và năm 2016 thì những đối tượng hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Chỉ trừ những đối tượng hàng hóa, dịch vụ được trình bày tại mục dưới của bài viết này sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Bên cạnh những đối tượng là hàng hoá, dịch vụ được sử dụng cho việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam phải chịu thuế giá trị gia tăng thì tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, được sửa đổi, bổ sung qua các năm 2013, năm 2014 và năm 2016 đã quy định các nhóm đối tượng sau sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng:

– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mua sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng nhưng được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào;

– Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền;

– Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp;

– Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác.

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

– Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl).

– Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

– Chuyển quyền sử dụng đất.

– Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thủy sản; tái bảo hiểm.

– Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Điều 3 Luật này;

– Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi; dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật.

– Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ;

– Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;

– Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính;

– Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác;

– Hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ một trăm triệu đồng trở xuống…

Do dung lượng cho phép của bài viết nên Luật Nguyễn chỉ nêu qua một số đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Nếu quý bạn đọc muốn tìm hiểu sâu hơn về những đối tượng này thì có thể xem Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, được sửa đổi, bổ sung  qua các năm 2013, năm 2014 và năm 2016 hoặc liên hệ ngay mới Luật Nguyễn để được hỗ trợ tư vấn cụ thể, nhanh chóng và chính xác.

Xem thêm: Quy định về thuế thu nhập cá nhân

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Hiện nay, để thực hiện việc tính thuế giá trị gia tăng thì quý doanh nghiệp có thể áp dụng theo một trong hai phương pháp sau: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp. Cụ thể hai phương pháp này được quy định như sau:

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

Thứ nhất, phương pháp khấu trừ thuế

Phương pháp này cho phép doanh nghiệp xác định số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp dựa trên cơ sở lấy số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ đi số thuế giá trị gia tăng đầu vào. Cụ thể việc tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế này được khái quát thành công thức tại khoản 5 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  • Thuế giá trị gia tăng đầu ra là phần thuế giá trị gia tăng tính trên giá trị của hàng hoá/ sản phẩm khi doanh nghiệp bán hàng hoá, sản phẩm đó cho người mua hàng;
  • Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là mức thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải chịu đối với sản phẩm/ hàng hóa khi mua vào. Lưu ý, đối với hàng hoá/ dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì giá của hàng hoá/ sản phẩm chưa có thuế giá trị gia tăng được tính như sau:
Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán / (1+ thuế suất của hàng hóa, dịch vụ (%))

Xem thêm: Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Thứ hai, phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được áp dụng từng công thức cụ thể với từng loại hàng hoá/ sản phẩm đặc thù. Cụ thể như sau:

  • Đối với hàng hoá/ sản phẩm của hoạt động mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp được xác định theo công thức sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì thuế suất thuế giá trị gia tăng được áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý là 10%.

  • Đối với doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng (nếu không tự nguyện đăng ký sử dụng phương pháp khấu trừ thuế) hoặc không thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp được áp dụng theo công thức sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

Trong đó:

+ Tỷ lệ % được đưa vào để tính thuế giá trị gia tăng được áp dụng riêng với từng hoạt động sản xuất/ kinh doanh cụ thể như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

+ Doanh thu được đưa vào để tính thuế giá trị gia tăng là tổng số tiền bán hàng hoá, kinh doanh dịch vụ ghi trên hoá đơn bán hàng, bao gồm: thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Các bước kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng

Hiện nay, để phù hợp với sự phát triển của nền công nghệ số hiện đại, quý doanh nghiệp có thể thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng thông qua phần mềm hỗ trợ kê khai (HTKK). Dưới đây là các bước kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng thông qua phần mềm mà Luật Nguyễn xin hướng dẫn tới quý doanh nghiệp:

Các bước kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng
Các bước kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng
  • Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK;
  • Bước 2: Chọn tờ khai:
  • Khi đăng nhập vào hệ thống thì giao diện phần mềm sẽ hiển thị các nội dung và bạn chọn mục “Kê khai” và chọn “Thuế giá trị gia tăng và sau đó lựa chọn tờ khai thuế giá trị gia tăng phù hợp với cách kê khai của doanh nghiệp mình. Trong đó:

+ Tờ khai thuế GTGT khấu trừ theo mẫu 01/GTGT;

+ Tờ khai GTGT trên doanh thu theo mẫu 04/GTGT.

  • Bước 3: Chọn kỳ khai thuế giá trị gia tăng: Ở bước này công việc của quý doanh nghiệp là chọn “Tờ khai tháng” hay “Tờ khai quý” mà mình muốn.
  • Bước 4: Hoàn thành tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 01/GTGT. Quý doanh nghiệp đọc kỹ các yêu cầu, các thông tin trên tờ khai để điền một cách hợp lý và chính xác theo thực tế hoạt động của doanh nghiệp.
  • Bước 5: Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.

Lưu ý rằng, thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng sau; theo quý là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

Trên đây là những thông tin về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng mà Luật Nguyễn chia sẻ đến quý doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn còn nhiều thắc mắc, băn khoăn về những khía cạnh xoay quanh đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng này hãy liên hệ với Luật Nguyễn để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *