thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế là những đơn vị được sử dụng để tính thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, đây là hai đại lượng cũng như là hai thuật ngữ khác nhau nên nhiều người nhầm lẫn. Sau đây, Luật Nguyễn ACE sẽ trình bày cụ thể và phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế trong bài viết dưới đây.

Thế nào là thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 11/2013/TT-BTC thì thu nhập chịu thuế bao gồm các khoản thu nhập sau:

  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
  • Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của cá nhân;
  • Thu nhập từ hoạt động đầu tư – chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản;
  • Thu nhập từ hoạt động trúng thưởng, nhận quà tặng, thừa kế;
  • Thu nhập từ bản quyền của cá nhân, nhượng quyền thương mại.
Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế
Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Bên cạnh thu nhập chịu thuế thì việc tính thuế thu nhập cá nhân cũng phải dựa vào thu nhập tính thuế làm căn cứ. Theo đó, thu nhập tính thuế được xác định là một khoản thu nhập sau khi trừ các khoản có liên quan như: giảm trừ bản thân, gia cảnh, đóng bảo hiểm… Có thể hiểu một cách đơn giản và khái quát lên thành công thức để xác định thu nhập tính thuế như sau:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Xem thêm: Phí dịch vụ kế toán thuế

Sự khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế là hai thuật ngữ khác nhau dùng để tính thuế thu nhập cá nhân nhưng lại gây nhầm lẫn cho nhiều người trong quá trình tính toán số tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp. Có thể hiểu, thu nhập chịu thuế là tất cả những khoản thu nhập trên thực tế của cá nhân theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC còn thu nhập tính thuế là khoản thu nhập trên thực tế đã trừ đi các khoản giảm trừ đối với cá nhân.

Tuy nhiên, việc phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế sẽ dựa vào việc xác định thu nhập tính thuế thông qua thu nhập chịu thuế.  Việc xác định thu nhập tính thuế từ thu nhập chịu thuế được xác định trong từng trường hợp cụ thể sau:

  • Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh của cá nhân cư trú tại Việt Nam:

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

Trong đó, thu nhập chịu thuế luôn lớn hơn thu nhập tính thuế, có thể có thu nhập chịu thuế mà không có thu nhập tính thuế.

  • Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng, bản quyền, nhượng quyền thương mại của cả cá nhân cư trú và không cư trú

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – 10 triệu đồng/lần/hợp đồng

Trong đó, thu nhập chịu thuế luôn lớn hơn hoặc bằng thu nhập tính thuế. Có thể có thu nhập chịu thuế mà không có thu nhập tính thuế.

  • Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân không cư trú; từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng BĐS của cả cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế

Theo đó, trong trường hợp này thì thu nhập tính thuế luôn bằng thu nhập chịu thuế.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì số tiền mà cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân được khái quát thành công thức riêng đối với từng đối tượng, cụ thể như sau:

Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân
  • Đối với cá nhân có thu nhập chịu thuế từ hoạt động kinh doanh, từ tiền lương, tiền công:

+ Đối với những cá nhân cư trú và thực hiện lao động theo chế độ hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng là:

Thuế TNCN phải nộp = (Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ) x Thuế suất

+ Đối với những cá nhân cư trú và nhưng không ký kết hợp đồng lao động hoặc thực hiện lao động theo chế độ hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng là:

Thuế TNCN phải nộp = Tổng thu nhập trước khi trả  x  Thuế suất 10%

+ Đối với những cá nhân không cư trú thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng là:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế  x  Thuế suất 20%

  • Đối với cá nhân có thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng là:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

  • Đối với cá nhân có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn:

+ Đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng là:

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 20%

+ Đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng là:

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1%

+ Đối với cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng là:

Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%

  • Đối với cá nhân có thu nhập từ bản quyền thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng là:

Thuế TNCN phải nộp =  Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

  • Đối với cá nhân có thu nhập từ nhượng quyền thương mại thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng là:

Thuế TNCN phải nộp =  Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

  • Đối với cá nhân có thu nhập từ trúng thưởng thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng là:

Thuế TNCN phải nộp =  Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

  • Đối với cá nhân có thu nhập từ việc nhận thừa kế, quà tặng thì công thức tính thuế thu nhập cá nhân được áp dụng là:

Thuế TNCN phải nộp =  Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%

Trên đây là công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với từng trường hợp cụ thể đã được Luật Nguyễn tổng hợp, giúp quý doanh nghiệp dễ hiểu, dễ áp dụng công thức phù hợp với loại thu nhập của mình. Liên hệ ngay với Luật Nguyễn ACE để được hỗ trợ tính thuế thu nhập cá nhân nhanh chóng và chính xác.

Xem thêm: Quy định về thuế thu nhập cá nhân

Có được điều chỉnh tờ khai thuế bị sai không?

Trong quá trình kê khai thuế thu nhập cá nhân không thể tránh khỏi tình trạng khai sai, khai thiếu so với quy định do lỗi trong quá trình rà soát, đánh máy,…Tuy nhiên, quý doanh nghiệp không nên quá lo lắng khi “không may” khai sai tờ khai thuế thu nhập cá nhân.

Có được điều chỉnh tờ khai thuế bị sai không
Có được điều chỉnh tờ khai thuế bị sai không

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế năm 2019 thì khi khai thuế thu nhập cá nhân sai thì người khai có thể bổ sung tờ khai thuế. Theo đó, nếu người nộp thuế  phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

Để có thể chỉnh lý tờ khai thuế bị sai thì người khai thuế cần chuẩn bị hồ sơ bổ sung hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Tờ khai bổ sung;
  • Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan.

Lưu ý: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc khai bổ sung hồ sơ khai thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Trên đây là những phân tích cụ thể, phân biệt rõ ràng giữa thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế. Liên hệ ngay với Luật Nguyễn ACE để được hỗ trợ tư vấn nhiệt tình, giải quyết các công việc về thuế thu nhập cá nhân một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *