Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh thì nhiều công ty đã mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa phương khác. Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh phụ thuộc hoặc chi nhánh độc lập. Vậy thế nào là chi nhánh phụ thuộc của doanh nghiệp? Việc giải thể chi nhánh phụ thuộc được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật Nguyễn ACE tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Thế nào là chi nhánh phụ thuộc?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.
Chi nhánh phụ thuộc là gì?
Theo đó, có thể thấy chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh theo ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động theo nhiệm vụ mà doanh nghiệp giao phó, bao gồm cả chức năng đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp.
Như vậy, chi nhánh phụ thuộc là đơn vị phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc hạch toán kế toán theo quy định pháp luật.
Xem thêm: 2 loại lý do giải thể doanh nghiệp chủ yếu hiện nay
Điều kiện để giải thể chi nhánh phụ thuộc của doanh nghiệp
Điều kiện giải thể chi nhánh phụ thuộc
Doanh nghiệp muốn thực hiện việc giải thể chi nhánh phụ thuộc thì phải lưu ý việc giải thể chi nhánh chỉ được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại Điều 213 Luật Doanh nghiệp năm 2020. Cụ thể như sau:
1. Chi nhánh phụ thuộc của doanh nghiệp chỉ được giải thể (chấm dứt hoạt động) theo quyết định của doanh nghiệp hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/ văn phòng đại diện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Đối với trường hợp giải thể theo quyết định của doanh nghiệp thì sẽ do doanh nghiệp họp và đưa ra quyết định giải thể chi nhánh phụ thuộc;
– Đối với trường hợp giải thể theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Bao gồm:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện là giả mạo;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện ngừng hoạt động 01 năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế;
- Theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh phụ thuộc của doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh;
Điều kiện giải thể chi nhánh phụ thuộc
3. Doanh nghiệp có chi nhánh phụ thuộc chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ (bao gồm cả nợ thuế của chi nhánh) và tiếp tục lao động hoặc giải quyết quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh phụ thuộc theo quy định của pháp luật
4. Chi nhánh phụ thuộc của doanh nghiệp giải thể không trong quá trình phải tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền hoặc tại cơ quan trọng tài có thẩm quyền.
Xem thêm: Trình tự giải thể doanh nghiệp mới nhất 2023
Trình tự, thủ tục giải thể chi nhánh phụ thuộc của doanh nghiệp
Hồ sơ cần chuẩn bị cho giải thể chi nhánh phụ thuộc
Để giải thể chi nhánh phụ thuộc thì trước hết doanh nghiệp cần chuẩn bị một số hồ sơ. Bao gồm các loại hồ sơ sau:
Thứ nhất, hồ sơ khoá mã số thuế mà chi nhánh thực hiện nộp thuế bên cơ quan thuế:
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế là mẫu 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC;
- Cam kết không hoàn thuế nộp thừa;
- Quyết định giải thể chi nhánh phụ thuộc;
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh phụ thuộc;
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu có);
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện).
Hồ sơ cần chuẩn bị cho giải thể chi nhánh phụ thuộc
Thứ hai, hồ sơ trả dấu cho bên cơ quan Công an (nếu chi nhánh phụ thuộc có khắc dấu), bao gồm:
Việc lập hồ sơ được thực hiện đối với chi nhánh phụ thuộc được thành lập trước ngày 01/7/2015 và có khắc dấu chi nhánh phụ thuộc. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Công văn đề nghị trả dấu;
- Quyết định giải thể chi nhánh;
- Bản gốc Giấy đăng ký mẫu dấu do cơ quan công an có thẩm quyền cấp;
- Con dấu của chi nhánh phụ thuộc.
- Đối với chi nhánh phụ thuộc không sử dụng con dấu thì sẽ phải lập hồ sơ xin xác nhận không sử dụng con dấu. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Văn bản xin xác nhận không có sử dụng con dấu;
- Quyết định giải thể chi nhánh;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện).
Thứ ba, hồ sơ giải thể chi nhánh phụ thuộc nộp sở KHĐT. Thành phần hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh theo Phụ lục II-20 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Quyết định giải thể chi nhánh;
- Biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện).
Hồ sơ cần chuẩn bị cho giải thể chi nhánh phụ thuộc
Trên đây là một số đầu mục hồ sơ mà quý doanh nghiệp cần chuẩn bị để thực hiện giải thể chi nhánh phụ thuộc. Liên hệ ngay với Luật Nguyễn ACE để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ giải thể chi nhánh phụ thuộc một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi.
Trình tự giải thể chi nhánh phụ thuộc
Sau khi chuẩn bị các loại hồ sơ nêu trên thì sẽ thực hiện giải thể chi nhánh phụ thuộc theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Đăng bố cáo thông tin giải thể chi nhánh phụ thuộc của doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (địa chỉ website: https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/ );
Bước 2: Xác nhận không còn nợ thuế xuất nhập khẩu, nghĩa vụ tài chính liên quan đến xuất nhập khẩu:
Việc xác nhận này được thực hiện đối với doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan. Doanh nghiệp có thể gửi công văn tới Tổng cục Hải quan để nhận công văn trả lời và xác nhận.
Bước 3: Nộp hồ sơ khoá mã số thuế của chi nhánh phụ thuộc doanh nghiệp tại cơ quan thuế có thẩm quyền quản lý chi nhánh phụ thuộc:
Hồ sơ khoá mã số thuế bao gồm các giấy tờ, tài liệu đã nêu trên. Việc giải quyết hồ sơ được thực hiện trong khoảng từ 05 đến 10 ngày làm việc kể từ khi cơ quan thuế nhận được hồ sơ của doanh nghiệp. Cơ quan thuế sẽ kiểm tra tình hình nộp báo cáo, nộp thuế của chi nhánh phụ thuộc để xác minh và làm thủ tục khóa mã số thuế cho chi nhánh phụ thuộc.
Trong trường hợp này, nếu Chi cục thuế kiểm tra thấy chi nhánh phụ thuộc của doanh nghiệp còn nợ thuế thì yêu cầu chi nhánh phải hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi nộp hồ sơ giải thể. Nếu xác nhận không có nợ thuế thì Chi cục thuế sẽ ra quyết định đóng mã số thuế của chi nhánh phụ thuộc doanh nghiệp.
Bước 4: Trả dấu chi nhánh phụ thuộc (nếu có):
Chi nhánh sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu;
Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký giải thể chi nhánh phụ thuộc của doanh nghiệp:
Hồ sơ được thực hiện và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu như đã nêu trên. Khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp hồ sơ trực tuyến.
Trình tự giải thể chi nhánh phụ thuộc
Để được công nhận về việc giải thể chi nhánh phụ thuộc thì doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký doanh nghiệp có thẩm quyền hoặc thực hiện thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (địa chỉ website: https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn/ ). Cơ quan đăng ký doanh nghiệp có thẩm quyền là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Thời gian giải thể chi nhánh phụ thuộc là 05 ngày kể từ khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ về việc yêu cầu giải thể chi nhánh phụ thuộc.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về việc giải thể chi nhánh phụ thuộc của doanh nghiệp mà Luật Nguyễn ACE cung cấp tới quý doanh nghiệp. Nếu quý doanh nghiệp còn thắc mắc, băn khoăn trong việc giải thể chi nhánh phụ thuộc thì hãy liên hệ ngay với Luật Nguyễn ACE để được hỗ trợ với tiêu chí cung ứng dịch vụ tốt với giá thành phù hợp cho mọi doanh nghiệp.