Tạm ngừng kinh doanh là gì? Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh là một tình trạng pháp lý của doanh nghiệp được pháp luật Việt Nam ghi nhận. Vậy tạm ngừng kinh doanh là gì? Khi nào phải tạm ngừng kinh doanh?…. Cùng Luật Nguyễn ACE tìm hiểu những quy định pháp luật thông qua bài viết sau đây.

Thế nào là tạm ngừng kinh doanh?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì “tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020”. 

Thế nào là tạm ngừng kinh doanh?

Thế nào là tạm ngừng kinh doanh?

Tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020 được dẫn chiếu từ khoản 1 Điều 41 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP nêu trên quy định khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản “tạm ngừng kinh doanh” là việc chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp từ “đang hoạt động” sang “tạm ngừng kinh doanh”. 

Ngày bắt đầu tạm ngừng kinh doanh được xác định là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tạm ngừng kinh doanh là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo tới Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc có thể sớm hơn là ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Xem thêm: Thời Gian Tạm Ngừng Kinh Doanh Được Phép Là Bao Lâu?

Các trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh

Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh

Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp thực hiện tạm ngừng kinh doanh khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Tạm ngừng kinh doanh do doanh nghiệp tự quyết định nhưng phải có thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều này;

Trường hợp 2: Tạm ngừng kinh doanh do yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này:

  • Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài khi phát hiện doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh không đủ điều kiện mà pháp luật quy định;
  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có liên quan theo quy định của Luật Quản lý thuế, pháp luật về môi trường và một số quy định pháp luật khác có liên quan.

Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh

Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh

Xem thêm: Dịch Vụ Tạm Ngừng Kinh Doanh Giá Trọn Gói

Trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Đối với từng trường hợp tạm dừng doanh nghiệp được nêu trên thì sẽ thực hiện theo trình tự, thủ tục khác nhau và đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 66 và Điều 67 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Cụ thể thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Trường hợp 1: Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh do doanh nghiệp tự quyết định

Đây là trường hợp mà doanh nghiệp tự quyết định việc tạm ngừng kinh doanh và phải thông báo, đăng ký tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh. Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp thuộc trường hợp này được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở:

Hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh bao gồm:

  1. Văn bản Thông báo Về việc tạm ngừng kinh doanh thực hiện theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT và Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT;
  2. Nghị quyết/ quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh của:
  • Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; 
  • Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
  • Chủ sở hữu công ty đối với Công ty TNHH một thành viên.
  1. Bản sao Biên bản họp về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần;
  2. Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện).

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Bước 2: Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Sau đó, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp (nếu có) trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang trạng thái “tạm ngừng kinh doanh”.

Lưu ý: Khi đã hoàn tất việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo tới Phòng Đăng ký kinh doanh để được cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Các bước tạm ngừng kinh doanh

Trong trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh mà sắp hết hạn tạm ngừng kinh doanh nhưng vẫn muốn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.

Trường hợp 2: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định tại khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020

Khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc tạm ngừng kinh doanh thì việc tạm ngừng kinh doanh được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 67 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ gửi văn bản yêu cầu tạm ngừng kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện các công việc theo trình tự, thủ tục sau:

Bước 1: Gửi thông báo đến doanh nghiệp bị yêu cầu tạm ngừng kinh doanh:

Khi tiếp nhận văn bản yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo yêu cầu tạm ngừng kinh doanh gửi đến doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Gửi thông báo đến doanh nghiệp bị yêu cầu tạm ngừng kinh doanh

Bước 2: Cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 67 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp phải cập nhật thông tin và công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp về trạng thái pháp lý của doanh nghiệp là “tạm ngừng kinh doanh”.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp không thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định về tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh

Cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Trên đây là những thông tin về việc tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp mà quý doanh nghiệp cần lưu ý. Nếu quý doanh nghiệp muốn đăng ký tạm ngừng kinh doanh hãy liên hệ ngay với Luật Nguyễn ACE để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ làm thủ tục trọn gói, nhanh chóng và chính xác theo quy định pháp luật.

 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *