Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu?

Để huy động vốn cho công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện qua nhiều hình thức như phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, tăng phần vốn góp của thành viên,… Vậy loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu? Có những điều kiện nào để các loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu? Bài viết dưới đây, Luật Nguyễn ACE sẽ đồng hành cùng các bạn để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.

CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu đó là công ty cổ phần, công ty TNHH (với điều kiện công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam).

VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 2020 Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Bên cạnh những câu hỏi về loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu thì bạn cũng cần có những kiến thức về trái phiếu. Cùng đi tiếp tìm hiểu những nội dung sau đây.

Xem thêm: Loại hình doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu

Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu
Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU

KHÁI NIỆM TRÁI PHIẾU

Hiểu một cách đơn giản trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể – mệnh giá của trái phiếu trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU

  • Thứ nhất, thời gian sở hữu trái phiếu được ghi rõ trong trái phiếu. Tổ chức phát hành phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi trái phiếu đáo hạn.
  • Thứ hai, về thu nhập của trái phiếu thì thu nhập của trái phiếu là từ tiền lãi, đây là khoản thu cố định và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty phát hành.
  • Thứ ba, về thứ tự ưu tiên thanh toán thì khi doanh nghiệp bị phá sản, do trái phiếu được coi như khoản nợ nên sẽ được ưu tiên thanh toán trước so với cổ phiếu.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Thứ nhất là trường hợp chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền (không bao gồm việc chào bán trái phiếu của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chứng khoán không phải là công ty đại chúng) thì theo quy định của pháp luật hiện hành doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện:

Điều kiện để các loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu
Điều kiện để các loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu
  • Doanh nghiệp phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
  • Trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn thì doanh nghiệp phải thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);
  • Doanh nghiệp phải đáp ứng các tỷ lệ an toàn về tài chính, tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Doanh nghiệp phải có phương án phát hành trái phiếu được chấp thuận và phê duyệt theo quy định pháp luật, cụ thể là Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP;
  • Doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính của năm trước liền kề của năm phát hành trái phiếu được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán;
  • Đối tượng tham gia đợt chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.

Thứ hai là trường hợp chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải là công ty đại chúng: doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp phải là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
  • Doanh nghiệp phải đáp ứng các tỷ lệ an toàn về tài chính, tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Doanh nghiệp phải đáp ứng các tỷ lệ an toàn về tài chính, tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Doanh nghiệp phải có phương án phát hành trái phiếu được chấp thuận và phê duyệt theo quy định pháp luật, cụ thể là Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP;
  • Doanh nghiệp phải có báo cáo tài chính của năm trước liền kề của năm phát hành trái phiếu được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán;
  • Đối tượng tham gia đợt chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.

Thứ ba là trường hợp chào bán trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền thì doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện:

  • Thứ nhất doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần.
  • Thứ hai đối tượng tham gia đợt chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư.
  • Thứ ba doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện chào bán cụ thể là:
    • Trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn thì doanh nghiệp phải thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);
    • Doanh nghiệp phải đáp ứng các tỷ lệ an toàn về tài chính, tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật;
    • Doanh nghiệp phải có phương án phát hành trái phiếu được chấp thuận và phê duyệt theo quy định pháp luật, cụ thể là Điều 13 Nghị định 153/2020/NĐ-CP;
  • Thứ tư các đợt chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán gần nhất.
  • Thứ năm việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Trên đây là bài viết của Luật Nguyễn ACE về loại hình doanh nghiệp được phát hành trái phiếu. Nếu quý bạn đọc còn băn khoăn, thắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể, chi tiết.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *