Quy Trình Kế Toán Thuế Doanh Nghiệp

Trong cơ cấu tổ chức, hoạt động của một doanh nghiệp thì kế toán là một công việc rất quan trọng. Kế toán thực hiện chức năng của nó trong doanh nghiệp, đó là thu thập, xử lý, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì lý do này, các doanh nghiệp khi được thành lập cần có một quy trình kế toán thuế cụ thể. Vậy hiểu như thế nào về quy trình kế toán thuế? Bài viết dưới đây Luật Nguyễn ACE sẽ đồng hành cùng các bạn tìm hiểu về “Quy trình kế toán thuế” trong doanh nghiệp.

TẠI SAO CÁC DOANH NGHIỆP CẦN CÓ MỘT QUY TRÌNH KẾ TOÁN THUẾ?

Một doanh nghiệp khi được thành lập ra thường có những mục tiêu đề ra trước đó và mong muốn tìm kiếm lợi nhuận, tiến trình công việc diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao nhất. Vì thế dù doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn thì cũng cần phải có một quy trình kế toán thuế cụ thể. Bởi lẽ:

  • Thứ nhất, kế toán thuế có trách nhiệm phụ trách về việc tính toán, khai báo thuế trong doanh nghiệp. Việc tính toán, khai báo thuế diễn ra thuận lợi, đúng quy trình, đúng thời hạn sẽ giúp công việc của doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.
  • Thứ hai, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước là phải có kế toán thuế. Vì vậy quy trình kế toán thuế là bắt buộc phải có trong doanh nghiệp.
  • Thứ ba, khi đất nước ngày càng hội nhập, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp được thành lập ngày cành nhiều, vì thế phải có kế toán thuế để có thể giúp Nhà nước có thể quản lý hiệu quả nền kinh tế được chia ra nhiều thành phần. Chính vì lẽ đó, quy trình kế toán thuế xuất hiện đối với mỗi doanh nghiệp.
Quy trình kế toán thuế
Quy trình kế toán thuế

YÊU CẦU CỦA MỘT KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP

Làm công việc liên quan đến thuế là gắn liền với việc tính toán và các con số. Để đảm nhiệm công việc của một kế toán thuế trong doanh nghiệp cần đáp ứng một số yêu cầu cụ thể:

  • Thứ nhất, đối với một kế toán thuế trong doanh nghiệp thì cần nắm rõ được tính chất của từng loại thuế;
  • Thứ hai, kế toán thuế phải luôn cập nhật những quy định pháp luật, chính sách thuế mới nhất;
  • Thứ ba, để phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp thì kế toán thuế phải liệt kê các loại thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp từ khi doanh nghiệp mới bắt đầu thành lập cho đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động;
  • Thứ tư, trong quá trình thực hiện công việc kế toán thuế phải soát xét các thuế đã nộp và chưa nộp của doanh nghiệp để tránh để doanh nghiệp bị phạt liên quan đến thuế;
  • Thứ năm, đã là một kế toán thuế trong doanh nghiệp thì kế toán thuế cần nắm rõ lịch nộp thuế các loại báo thuế cho việc hỗ trợ doanh nghiệp;
  • Thứ sáu, đối với một kế toán mới đảm nhiệm công việc kế toán của doanh nghiệp thì cần phải kiểm tra lại công việc của người kế toán trước đó.

Xem thêm: Dịch vụ kế trọn gói

CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP

Trong quá trình làm việc cho doanh nghiệp, các công việc của kế toán thuế được chia ra thành các loại:

  • Công việc đầu năm kế toán thuế cần phải làm. Đối với loại công việc đầu năm này thì kế toán thuế cần kê khai và nộp thuế môn bài; nộp tờ khai các loại thuế; nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn.
  • Công việc hàng ngày kế toán thuế cần làm. Cụ thể đó là tập hợp, xử lý các loại hoá đơn, chứng từ phát sinh, đồng thời tiến hành hạch toán các chứng từ: Thu thập hoá đơn đầu ra, đầu vào; Hạch toán những nghiệp vụ trong ngân hàng như tiền đến, tiền đi,…
  • Công việc hàng tháng của kế toán thuế. Đối với loại công việc này có thể kể đến như lập tờ khai thuế giá trị gia tăng (trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế giá trị  gia tăng theo tháng và có doanh thu từ 50 tỷ đồng trở lên); Thực hiện bút toán phân bổ những dịch vụ, công cụ và trích hao tài sản cố định;…
  • Công việc hàng quý của kế toán thuế cụ thể là lập báo cáo the quý gồm: Tờ khai thuế giá trị gia tăng; Tờ khai thuế thu nhập cá nhân; Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn của doanh nghiệp.
  • Công việc cuối năm của kế toán thuế. Đối với loại công việc này rơi vào khoảng thời gian cuối năm nên có nhiều công việc quan trọng kế toán thuế phải làm như: Hoàn thành báo cáo tài chính cho cả năm; Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân của năm; Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm;…

QUY TRÌNH KẾ TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Quy trình kế toán thuế trong doanh nghiệp được thể hiện cụ thể ở những bước sau:

Bước 1: Bước đầu tiên của quy trình kế toán thuế trong doanh nghiệp đó là “Nghiệp vụ của các kinh tế phát sinh”. Hiểu một cách đơn giải nghiệp vụ kinh tế phát sinh là những công việc phát sinh tại doanh nghiệp hằng ngày liên quan đến tài chính.

Bước 2: Nối tiếp ngay sau bước nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì quy trình kế toán tiếp theo đó là “Lập chứng từ kế toán”. Bước này là căn cứ pháp lý chứng minh cho sự phát sinh và hoàn thành các giao dịch.

Bước 3: Đây là bước tổng hợp của hai bước trên, cụ thể đó là căn cư vào các chứng từ kế toán, tiến hành “Ghi sổ sách kế toán”.

Bước 4: Tiếp theo của quy trình kế toán thuế trong doanh nghiệp đó là “Công việc trong thời điểm cuối kỳ”. Cụ thể đó là thực hiện công tác bút toán cuối kỳ và thực hiện bút toán kết chuyển bên cạnh đó khoá sổ kế toán.

Bước 5: Công việc ở bước này đó là “Lập bảng cân đối số phát sinh”. Cụ thể của công việc này đó là kế toán thuế sẽ dựa vào Sổ cái, sổ chi tiết đã được khoá sổ để lập bảng cân đối phát sinh.

Bước 6: Công việc tiếp theo của kế toán thuế trong quy trình kế toán thuế của doanh nghiệp đó là “Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế”. Dựa vào sổ cái, dựa vào sổ chi tiết kế toán thuế tiến hành lập báo cáo tài chính và kế toán thuế cũng đồng thời tiến hành lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Bước 7: Đây là bước cuối cùng của quy trình kế toán thuế trong doanh nghiêp, đó là “In sổ sách, đóng quyển và lưu kho”. Sau khi thực hiện 06 nêu trên việc lưu trữ những sổ sách, số liệu kế toán là công việc cuối cùng mà kế toán thuế cần thực hiện để giúp doanh nghiệp dễ tra cứu khi cần thiết.

Trên đây là bài viết của Luật Nguyễn ACE về “Quy trình kế toán thuế trong doanh nghiệp”. Quý khách hàng, quý bạn đọc còn băn khoăn, thắc mắc vể quy trình này hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hiểu một cách cụ thể và chi tiết. Sự hài lòng của các bạn là niềm vui và sự thành công của chúng tôi.

Bạn có thể tham khảo một số dịch vụ về thuế giúp ích cho doanh nghiệp của bạn: Dịch vụ hoàn thuế, dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp, dịch vụ làm sổ sách kế toán.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *