Tạm ngừng kinh doanh là một trạng thái pháp lý của doanh nghiệp. Pháp luật hiện hành không hạn chế quyền được tạm ngừng kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp. Do đó Công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp được thực hiện đăng ký tạm ngừng kinh doanh khi có nhu cầu. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH được thực hiện như thế nào? Cùng Luật Nguyễn tìm hiểu về thủ tục này thông qua bài viết dưới đây.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH – Luật Nguyễn ACE
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngừng kinh doanh là một trạng thái pháp lý của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh được thực hiện theo quyết định bắt buộc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo nhu cầu của doanh nghiệp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH
Có thể hiểu đơn giản hơn thì tạm ngừng kinh doanh được hiểu là việc chuyển trạng thái của doanh nghiệp từ “đang hoạt động” sang tạm ngừng kinh doanh. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính như: nộp đủ số tiền thuế còn nợ, thanh toán các khoản nợ khác…
Xem thêm: Thủ Tục Tạm Ngừng Kinh Doanh Với Cơ Quan Thuế
Thế nào là công ty TNHH?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hiện hành thì Công ty TNHH bao gồm: Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH 02 thành viên trở lên. Trong đó:
- Theo quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Công ty TNHH 02 thành viên trở lên là doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức hoặc cá nhân. Thành viên của Công ty TNHH 02 thành viên trở lên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp trừ các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020;
- Công ty TNHH 02 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Công ty TNHH 02 thành viên trở lên không được phát hành cổ phần nhưng được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Theo quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp mang những đặc điểm đặc trưng sau:
- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi chung là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
- Công ty TNHH 01 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Công ty TNHH 01 thành viên không được phát hành cổ phần nhưng được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thế nào là công ty TNHH?
Như vậy, Công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt bởi loại hình doanh nghiệp này được phân chia thành 01 loại hình doanh nghiệp nhỏ khác mang những đặc điểm riêng biệt và nổi bật là ở mặt thành viên của công ty như đã thể hiện ở tên loại hình doanh nghiệp. Do đó, khi thành lập doanh nghiệp và lựa chọn loại hình doanh nghiệp thì quý bạn đọc nên nắm chắc những đặc điểm riêng, đặc trưng của từng loại hình doanh nghiệp để có thể đưa ra quyết định phù hợp với khả năng, quy mô hoạt động và nhu cầu của mình. Liên hệ với Luật Nguyễn để được tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
Xem thêm: Thời Gian Tạm Ngừng Kinh Doanh Được Phép Là Bao Lâu?
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH
Cũng như những loại hình doanh nghiệp khác, thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH sẽ thực hiện theo quy định pháp luật doanh nghiệp hiện hành. Điểm nổi bật nhất để phân biệt giữa thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH là ở mặt hồ sơ đăng ký tạm ngừng của chủ sở hữu. Cụ thể thủ tục tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH được thực hiện theo trình tự các bước sau:
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH
Xem thêm: Dịch Vụ Tạm Ngừng Kinh Doanh Giá Trọn Gói
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH:
Thứ nhất, hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh của Công ty TNHH 01 thành viên:
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh được thực hiện theo mẫu do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
- Quyết định của Chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH 01 thành viên;
- Đối với công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương về lĩnh vực đầu tư thì nộp kèm các giấy tờ sau:
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế của công ty;
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo mẫu số 14 tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
- Trong trường hợp người nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết là người được uỷ quyền mà không phải người đại diện theo pháp luật của công ty thì phải có thêm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Văn bản uỷ quyền đi nộp và nhận kết quả hồ sơ (không bắt buộc phải công chứng, chứng thực);
- Bản sao một trong các giấy tờ tuỳ thân hợp pháp của người được uỷ quyền như: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH
Thứ hai, hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh của Công ty TNHH 02 thành viên trở lên:
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh được thực hiện theo mẫu do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT;
- Quyết định của Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH 02 thành viên trở lên;
- Bản sao Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH 02 thành viên trở lên;
- Đối với công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương về lĩnh vực đầu tư thì nộp kèm các giấy tờ sau:
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế của công ty;
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo mẫu số 14 tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
- Trong trường hợp người nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết là người được uỷ quyền mà không phải người đại diện theo pháp luật của công ty thì phải có thêm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Văn bản uỷ quyền đi nộp và nhận kết quả hồ sơ (không bắt buộc phải công chứng, chứng thực);
- Bản sao một trong các giấy tờ tuỳ thân hợp pháp của người được uỷ quyền như: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh Công ty TNHH
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên thì người nộp hồ sơ sẽ thực hiện nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. Doanh nghiệp có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh có thể nộp hồ sơ thông qua một trong ba cách sau:
- Cách 1: Công ty nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Cách 2: Công ty nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính;
- Cách 3: Công ty nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn ) và thực hiện theo các bước được hiển thị trên màn hình máy tính.
Lưu ý: Hiện nay các doanh nghiệp có trụ sở chính tại khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc phải thực hiện nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH 01 thành viên/ 02 thành viên trở lên trực tuyến. Việc thực hiện theo cách 3 giúp cho các công ty tiết kiệm tối đa thời gian nộp và giải quyết hồ sơ, hạn chế thất lạc hồ sơ và đặc biệt là được miễn các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đầy đủ thì Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo đến công ty cổ phần và yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho hợp lệ. Nếu hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ theo quy định của pháp luật thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ yêu cầu.
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ giải quyết hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ
Hồ sơ đăng ký tạm ngừng kinh doanh sẽ được Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp Giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh. Kết quả giải quyết hồ sơ được nhận thông qua một trong các hình thức sau:
- Nhận kết quả trực thuộc tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH
Trên đây là thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH mà Luật Nguyễn giới thiệu đến quý công ty. Hiện nay, Luật Nguyễn ACE đang cung cấp dịch vụ trọn gói liên quan đến vấn đề doanh nghiệp, nếu quý công ty còn nhiều thắc mắc, băn khoăn về việc thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH hãy liên hệ ngay với Luật Nguyễn để được tư vấn.