Thủ Tục Tạm Ngừng Kinh Doanh Với Cơ Quan Thuế

Tạm ngừng kinh doanh là việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Vậy khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp có phải thông báo với cơ quan thuế không? Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế được thực hiện như thế nào? Luật Nguyễn sẽ giải đáp về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế – Luật Nguyễn ACE

Thế nào là tạm ngừng kinh doanh?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì “tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020”. 

Tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng.

Thế nào là tạm ngừng kinh doanh?

Thế nào là tạm ngừng kinh doanh?

Theo đó, có thể hiểu đơn giản “tạm ngừng kinh doanh” là việc chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp từ “đang hoạt động” sang “tạm ngừng kinh doanh”. 

Ngày bắt đầu tạm ngừng kinh doanh được xác định là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tạm ngừng kinh doanh là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo tới Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc có thể sớm hơn là ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp được thực hiện tạm ngừng kinh doanh khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Tạm ngừng kinh doanh theo nhu cầu của doanh nghiệp và có đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng.

Xem thêm: Dịch Vụ Tạm Ngừng Kinh Doanh Giá Trọn Gói

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với cơ quan thuế hay không?

Tại khoản 2 Điều 37 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định về trách nhiệm thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh như sau:

“ Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh tạm ngừng hoạt động, kinh doanh có thời hạn hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan thì cơ quan thuế căn cứ vào thông báo của người nộp thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quản lý thuế trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn theo quy định của Luật này.

Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý thuế.”

Theo quy định trên, có thể thấy rõ đối với những doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc phải đăng ký kinh doanh thì khi có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh thì chỉ cần thực hiện thông với với cơ quan đăng ký kinh doanh (trước 03 ngày làm việc) mà không cần thực hiện thông báo với cơ quan thuế. Còn đối với những cá nhân, tổ chức hay hộ kinh doanh không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì khi tạm ngừng kinh doanh bắt buộc phải có thông báo đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp của mình chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh.

thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Như vậy, tùy vào từng loại hình kinh doanh, tuỳ từng hình thức quản lý thì sẽ thực hiện quy định thông báo đến cơ quan thuế có thẩm quyền tương ứng. Tuy nhiên, thông thường đối với những doanh nghiệp hoạt động theo loại hình như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,… đều phải thực hiện đăng ký doanh nghiệp nên khi có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh thì chỉ cần thông báo trực tiếp đến cơ quan mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh. 

Nếu quý doanh nghiệp, quý bạn đọc đang còn phân vân, thắc mắc về việc doanh nghiệp của mình có phải thực hiện thông báo với cơ quan thuế hay không hãy liên hệ với Luật Nguyễn để được tư vấn kỹ lưỡng và chính xác theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Thời Gian Tạm Ngừng Kinh Doanh Được Phép Là Bao Lâu?

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Như đã phân tích trên thì những đối tượng là cá nhân, tổ chức và hộ kinh doanh không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh thì phải có trách nhiệm thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế khi có nhu cầu. Theo đó, thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế của những đối tượng nêu trên được thực hiện cụ thể theo các bước sau:

thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 105/2020/TT-BTC thì khi tạm ngừng kinh doanh thì các cá nhân, tổ chức hoặc hộ kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh phải gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh được thực hiện theo Mẫu số 23/ĐK-TCT được ban hành kèm theo thông tư này.

Bước 2: Gửi hồ sơ đến cơ quan thuế có thẩm quyền

Sau khi soạn thảo hoàn chỉnh Thông báo tạm ngừng kinh doanh theo Mẫu số 23/ĐK-TCT nêu trên thì cá nhân, tổ chức hay hộ kinh doanh thuộc diện phải thông báo đến cơ quan thuế sẽ gửi thông báo trực tiếp đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của mình.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người gửi thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh phải gửi chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Bước 3: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp tiếp nhận và giải quyết thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh

Cơ quan thuế có thẩm quyền tiếp nhận thông báo có trách nhiệm nhận thông báo mà cá nhân, tổ chức hay hộ kinh doanh gửi đến. Cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của thông báo, xem thông báo đã thực hiện theo mẫu do Bộ Tài Chính quy định hay chưa, thông báo đã được thể hiện đầy đủ thông tin hay chưa? Nếu thông báo tạm ngừng kinh doanh của người nộp thuế hợp lệ thì cơ quan thuế sẽ tiến hành xử lý Thông báo.

Cơ quan thuế thực hiện xử lý hồ sơ và ban hành Thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tạm ngừng kinh doanh của cá nhân, tổ chức hay hộ kinh doanh theo mẫu số 27/TB-ĐKT, Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh theo đơn vị chủ quản theo mẫu số 33/TB-ĐKT (nếu có) được ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC. Sau khi cơ quan thuế soạn thảo hoàn chỉnh các thông báo nêu trên thì sẽ gửi đến người nộp thuế trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế

Có thể trình bày thêm đối với trường hợp doanh nghiệp thuộc diện đăng ký kinh doanh khi tạm ngừng kinh doanh phải thông báo trực tiếp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu cơ quan đã đăng ký kinh doanh chấp thuận việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ gửi Văn bản chấp thuận tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan thuế. Từ đó, cơ quan thuế có nghĩa vụ cập nhật thông tin tạm ngừng kinh doanh của người nộp thuế lên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

Trên đây là thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế mà Luật Nguyễn cung cấp đến quý bạn đọc. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực luật doanh nghiệp, chúng tôi hiểu rằng thủ tục tạm ngừng kinh doanh với cơ quan thuế gây ra nhiều khó khăn cho cá nhân, tổ chức hay hộ gia đình có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh. Nếu quý bạn đọc gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục, liên hệ ngay với Luật Nguyễn để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng. 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *