Vốn pháp định là gì? Những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Vốn pháp định là yếu tố quan trọng cần được lưu ý khi thành lập doanh nghiệp. Vậy vốn pháp định là gì? Vốn pháp định được xác định như thế nào? Bài viết sau đây, Luật Nguyễn ACE sẽ làm rõ các quy định pháp luật xoay quanh vấn đề vốn pháp định.

Vốn pháp định là gì?

Luật Doanh nghiệp năm 2020 hiện hành không đưa ra khái niệm “vốn pháp định là gì” và việc quy định về vốn pháp định chỉ được thể hiện thông qua những Nghị định, Thông tư hướng dẫn về số vốn pháp định đối với một số ngành, nghề cụ thể.

Trước đây tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 có nêu ra khái niệm vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ ấn định và quy định về số vốn pháp định đối với từng ngành, nghề cụ thể. Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần có để có thể thực hiện việc thành lập doanh nghiệp.

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là gì?

Với bản chất là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần có khi thực hiện thành lập doanh nghiệp thì vốn pháp định mang những đặc trưng cơ bản sau:

  • Vốn pháp định được xác định cụ thể với từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể;
  • Vốn pháp định tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng trở lại đối với một số ngành nghề;
  • Doanh nghiệp hoạt động phải đảm bảo vốn sở hữu của doanh nghiệp không được thấp hơn số vốn pháp định;
  • Vốn pháp định đối với một số ngành, nghề kinh doanh nhất định được xác định tại các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành;
  • Một số ngành nghề được quy định mức vốn pháp định cụ thể: kinh doanh dịch vụ bảo vệ, kinh doanh ngân hàng, kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê,…;
  • Giấy xác nhận vốn pháp định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…

VON PHAP DINH LA GI

Vốn pháp định là gì?

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Luật Nguyễn ACE

Các ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định

Tại các văn bản pháp luật ban hành, Luật Nguyễn nhận thấy các ngành, nghề sau đây phải đảm bảo yêu cầu về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp:

1. Thứ nhất, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, tổ chức tín dụng phải đảm bảo mức vốn pháp định được quy định tại Nghị định số 86/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Ngân hàng thương mại: vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng;
  • Ngân hàng chính chính sách: vốn pháp định là 5.000 tỷ đồng;
  • Ngân hàng hợp tác xã: vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng;
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: vốn pháp định là 15 triệu đô la Mỹ (USD);
  • Công ty tài chính: vốn pháp định là 500 tỷ đồng;
  • Công ty cho thuê tài chính: vốn pháp định là 150 tỷ đồng,..

2. Thứ hai, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải đảm bảo mức vốn pháp định được quy định tại Nghị định số 17/2012/NĐ-CP và Nghị định số 84/2016/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Công ty TNHH kinh doanh dịch vụ kiểm toán: vốn pháp định là 05 tỷ đồng;
  • Chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam: vốn pháp định tối thiểu là 05 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được cung cấp dịch vụ kiểm toán qua biên giới: vốn pháp định là 500.000 USD;
  • Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng: vốn pháp định là từ 06 tỷ đồng trở lên.

Các ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định

Các ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định

3. Thứ ba, doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán phải đảm bảo mức vốn pháp định được quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP, Nghị định 158/2020/NĐ-CP…. Cụ thể:

  • Doanh nghiệp môi giới chứng khoán: mức vốn pháp định tối thiểu là 25 tỷ đồng;
  • Tự doanh chứng khoán: vốn pháp định tối thiểu là 50 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp bảo lãnh phát hành chứng khoán: vốn pháp định tối thiểu là 165 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp tư vấn đầu tư chứng khoán: vốn pháp định tối thiểu là 10 tỷ đồng;
  • Chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam: vốn pháp định tối thiểu là 10 tỷ đồng;
  • Công ty quản lý quỹ, vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam: vốn pháp định tối thiểu là 25 tỷ đồng;
  • Công ty chứng khoán đăng ký kinh doanh cả hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh và tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh: vốn pháp định tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên…

4. Thứ tư, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cần bảo đảm mức vốn pháp định được quy định tại Nghị định số 73/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

  • Tổ chức nước ngoài thành lập công ty TNHH: phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 02 tỷ USD vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
  • Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ: vốn pháp định là 300 tỷ đồng;
  • Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: vốn pháp định là 400 tỷ đồng,..

Trên đây là một số ngành, nghề kinh doanh có yêu cầu về vốn pháp định. Ngoài những ngành nghề mà Luật Nguyễn kể trên thì còn một số ngành, nghề khác cũng có quy định về số vốn pháp định khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về những ngành, nghề cần phải đảm bảo điều kiện về vốn pháp định, hãy liên hệ ngay với Luật Nguyễn để được tư vấn để có thể xác định số vốn pháp định chính xác nhất mà quý bạn đọc cần chuẩn bị trước khi thành lập doanh nghiệp.

Xem thêm: Các chi phí trước khi thành lập công ty nên biết

Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ không?

Theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì vốn điều lệ là:

  • Tổng giá trị tài sản do các thành viên góp vốn đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập Công ty TNHH, Công ty hợp danh hoặc;
  • Tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với Công ty cổ phần.

Còn đối với vốn pháp định, như đã phân tích ở trên thì vốn pháp định được hiểu là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp kinh doanh một số ngành, nghề nhất định.

von phap dinh la gi 2

Vốn pháp định là gi? Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ không?

Như vậy, vốn điều lệ và vốn pháp định đều là những khoản vốn được xác định rõ ràng tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, vốn điều lệ không phải là vốn pháp định và ngược lại. Vốn pháp định được quy định đối với một số ngành, nghề nhất định còn đối với vốn điều lệ thì pháp luật không quy định mức tối thiểu và tối đa. Nhưng quý doanh nghiệp cần lưu ý đối với một số ngành, nghề kinh doanh thì vốn pháp định sẽ ảnh hướng đến việc xác định mức vốn điều lệ của doanh nghiệp, có nghĩa là vốn điều lệ tối thiểu phải bằng với mức vốn pháp định.

Trên đây là những giải đáp của Luật Nguyễn xoay quanh câu hỏi “Vốn pháp định là gì?” Nếu quý bạn đọc còn băn khoăn, chưa hiểu rõ về vốn pháp định và chưa biết vốn pháp định của ngành, nghề mà mình dự định kinh doanh là bao nhiêu xin vui lòng liên hệ với Luật Nguyễn để được hỗ trợ nhanh nhất, chính xác nhất và giá thành hợp lý nhất tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. 

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *