Trình Tự Giải Thể Doanh Nghiệp Mới Nhất 2023

Thông thường sau khi thành lập doanh nghiệp, mục tiêu hướng đến là tìm kiếm lợi nhuận và những mục đích mà doanh nghiệp đề ra. Quá trình hoạt động khó tránh khỏi những khó khăn khiến cho doanh nghiệp lựa chọn việc giải thể. Để tìm hiểu về trình tự giải thể doanh nghiệp, mời bạn đọc cùng Luật Nguyễn ACE làm rõ thông qua bài viết này.

CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN THỰC HIỆN TRÌNH TỰ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

Căn cứ vào Điều 207 Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ giải thể nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • TH1 – Công ty đã kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • TH2 – Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp/Hội đồng thành viên/chủ sở hữu công ty/Đại hội đồng cổ đông
  • TH3 –  Vấn đề về việc đảm bảo số lượng thành viên tối thiểu theo quy định pháp luậthình doanh nghiệp;
  • TH4 –  Doanh nghiệp bị thu hồi GCN đăng ký kinh doanh và luật cũng không có quy định khác

CĂN CỨ PHÁP LUẬT ÁP DỤNG

  • Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

TRÌNH TỰ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT 2023

Pháp luật quy định rõ về các trường hợp giải thể doanh nghiệp, theo đó có 2 trường hợp giải thể doanh nghiệp là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc. Về cơ bản hai thủ tục này giống nhau về trình tự giải thể doanh nghiệp hay quy trình giải thể như sau:

BƯỚC 1. QUYẾT ĐỊNH GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Đây là bước đầu tiên của trình tự giải thể doanh nghiệp. Việc thông qua quyết định giải thể được tiến hành bởi chủ sở hữu hoặc hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông.

Quyết định giải thể thể hiện ý chí chủ quan của doanh nghiệp về việc giải thể trong trường hợp doanh nghiệp tự nguyện giải thể. Việc giải thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như nhu cầu thu hẹp quy mô kinh doanh, kinh doanh khó khăn, hoạt động không hiệu quả,…

Trình tự giải thể doanh nghiệp
Trình tự giải thể doanh nghiệp

Đối với trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp buộc phải quyết định giải thể mà không có sự lựa chọn khác nên bước quyết định giải thể mang tính hình thức

Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì thực hiện thủ tục thông qua quyết định giải thể theo thủ tục khác nhau như: triệu tập họp hội đồng thành viên ở công ty TNHH hai thành viên trở lên, triệu tập họp hội đồng thành viên ở công ty cổ phần.

Trên cơ sở biên bản họp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp một chủ sở hữu như công ty TNHH 1 thành viên thì không có biên bản này), người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký quyết định giải thể doanh nghiệp với các nội dung chủ yếu theo Khoản 2 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 bao gồm:

  • Thông tin cơ bản doanh nghiệp;
  • Lý do thực hiện giải thể;
  • Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp nếu có;
  • Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và họ, tên, chữ ký của người đại diện pháp luật của doanh  nghiệp.

BƯỚC 2. THỰC HIỆN GIẢI THỂ  THEO TRÌNH TỰ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP LUẬT HIỆN HÀNH

Nội dung công việc mà doanh nghiệp thực hiện trong trình tư giải thể doanh nghiệp sau khi quyết định giải thể được thông qua sẽ bao gồm như sau:

  • Gửi quyết định giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp như một hình thức thông báo về tình trạng của doanh nghiệp;
  • Đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh nghiệp và niêm yết tại trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp các nội dung giải thể doanh nghiệp. Đặc biệt là với phương án xử lý nợ, phải rõ các thông tin về chủ nợ, khoản nợ và thời hạn, phương thức thanh toán, thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
  • Thực hiện thủ tục thanh lý tài sản và thanh lý khoản nợ theo phương án đã thông báo công khai với nguyên tắc, thứ tự thanh toán nợ đúng quy định pháp luật

BƯỚC 3. KẾT THÚC THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Đây là bước cuối cùng để hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp. Tình trạng pháp lý “doanh nghiệp đã giải thể” được cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bị cập nhật “đang làm thủ tục giải thể” ngay khi có quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp giải thể bắt buộc thể hiện rõ tính cưỡng chế. Nhờ đó tính chất bắt buộc của việc giải thể doanh nghiệp được bảo đảm.

Trên đây là bài viết của Luật Nguyễn ACE về trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp. Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ mang đến dịch vụ pháp lý tốt nhất dành cho khách hàng. Quý khách hàng có băn khoăn, thắc mắc về trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cặn kẽ, sự hài lòng của các bạn là sự thành công và mục tiêu của chúng tôi.

Đó là một số bước cơ bản bạn cần nắm được khi thực hiện trình tự giải thể doanh nghiệp để hạn chế những thiếu sót dẫn đến kéo dài thời gian giải thể hoặc sai phạm những quy định của Luật.

Dịch vụ thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp
Dịch vụ thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ  TRÌNH TỰ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Thứ nhất là vấn đề thanh lý tài sản

  • Đây là khâu quan trọng trong thủ tục giải thể công ty nên việc thực hiện cần đảm bảo một cách chính xác nhất
  • Các bước thanh lý tài sản bao gồm:

Tổ chức thành lập hội đồng thanh lý tài sản => Kiểm tra và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản cần thanh lý => Bán tài sản cần thành lý

  • Việc thanh lý tài sản cần có hóa đơn, chứng từ, hợp đồng rõ ràng để đảm bảo minh bạch, khách quan khi công ty thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ và nghĩa vụ tài chính khác.

Thứ hai là nghĩa vụ đối với các hợp đồng công ty

Muốn tiến hành giải thể, doanh nghiệp phải hoàn tất các nghĩa vụ trong các hợp đồng công việc đã ký kết trước đó hoặc phải có sự thỏa thuận với bên đối tác để có phương án giải quyết tốt nhất.

Thứ ba là những điều cấm sau khi có quyết định giải thể doanh nghiệp

Sau khi có quyết định giải thể thì cấm doanh nghiệp những nội dung sau (được quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020):

Cất giấu, tẩu tán tài sản; Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;  Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

DỊCH VỤ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP TẠI LUẬT NGUYỄN ACE

Tại Luật Nguyễn ACE, chúng tôi đảm bảo đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất, thực hiện trình tự giải thể doanh nghiệp một cách nhanh chóng, đúng quy định pháp luật, hoàn thành đúng tiến độ đã thực hiện

Với dịch vụ tại Luật Nguyễn ACE, khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và những thủ tục rườm rà, phức tạp khác và không phải đi lại quá nhiều lần vì chúng tôi thực hiện công việc với chi phí và nội dung công việc trọn gói.

Vừa rồi, Luật Nguyễn ACE đã cùng bạn đi tìm hiểu một số vấn đề về trình tự giải thể doanh nghiệp, hy vọng bài viết này đã giải đáp được những thắc mắc của bạn.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *