Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng 2023

Cùng với sự phát triển của các văn phòng luật thì các tổ chức hành nghề công chứng cũng được mở rộng, phổ biến hơn. Văn phòng công chứng ngày càng khẳng định vai trò pháp lý của mình đối với các lĩnh vực pháp luật. Tuy nhiên vốn điều lệ mở văn phòng công chứng và các điều kiện khác là mối bận tâm lớn đối với các chủ thể có ý định mở văn phòng công chứng. Cùng Luật Nguyễn ACE tìm hiểu về kiến thức pháp lý này nhé!

VỐN ĐIỀU LỆ MỞ VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG LÀ GÌ?

Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty hoặc chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty.

Theo đó, có thể định nghĩa, vốn điều lệ mở văn phòng công chứng là tổng giá trị tài sản do ít nhất 2 thành viên góp hoặc cam kết góp khi mở văn phòng công chứng.

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng
Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng

QUY ĐỊNH VỀ VỐN ĐIỀU LỆ MỞ VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

  • Theo khoản 1 Điều 22 Luật công chứng 2014, khi nói về điều kiện loại hình doanh nghiệp của văn phòng công chứng, điều khoản ghi nhận rằng: “Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy chế pháp lý giống công ty hợp danh.” Chính vì lý do này, văn phòng công chứng phải có vốn điều lệ mở văn phòng công chứng.
  • Cả Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật công chứng 2014 quy định rõ về mức vốn điều lệ mở văn phòng công chứng. Ngoài ra, công chứng cũng không nằm trong danh mục ngành nghề yêu cầu về vốn pháp định.

ĐIỀU KIỆN MỞ VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

Ngoài vấn đề về vốn điều lệ mở văn phòng công chứng thì cần căn cứ Điều 22 Luật công chứng 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020, điều kiện mở văn phòng công chứng sẽ bao gồm những nội dung như sau:

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Văn phòng công chứng được thành lập, hoạt động theo quy chế pháp lý của loại hình công ty hợp danh. Vì vậy, cần chú ý tới một số đặc điểm của công ty hợp danh.

Thứ nhất, tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

Thứ hai, thành viên hợp danh của công ty hợp danh

  • Nói đến đặc điểm của công ty hợp danh không thể không nói đến đặc điểm về thành viên hợp danh trong công ty bởi lẽ thành viên hợp danh đóng vai trò rất quan trọng
  • Luật không quy định tối đa thành viên công ty hợp danh mà công ty tự quyết định về số lượng. Tuy nhiên, theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên hợp danh phải là cá nhân, có ít nhất là hai thành viên và là chủ sở hữu chung của công ty.

Thứ ba, thành viên góp vốn

Thông thường, trong công ty hợp danh bao gồm thành viên góp vốn. Tuy nhiên, văn phòng công chứng tuy tuân theo quy chế pháp lý của công ty hợp danh nhưng luật chuyên ngành lại quy định rằng: Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Điều kiện mở văn phòng công chứng
Điều kiện mở văn phòng công chứng

Người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng là Trưởng Văn phòng công chứng.

Điều kiện về trưởng văn phòng

  • Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng đó và người này đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Như vậy, người đại diện theo pháp luật của văn phòng công chứng phải đáp ứng những điều kiện tối thiểu của công chứng viên như tại Điều 8 Luật Công chứng 2014.

  • Cá nhân này phải có bằng cử nhân luật do các trường đại học/cao đẳng đào tạo chuyên ngành luật trên toàn quốc;
  • Làm việc trong lĩnh vực pháp luật tối thiểu 05 năm  sau khi đã có bằng cử nhân luật;
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định
  • Kết quả tập sự hành nghề công chứng đạt yêu cầu theo quy định ;
  • Sức khoẻ đảm bảo để hành nghề công chứng;
  • Trụ sở đặt văn phòng công chứng.

Điều 17 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật công chứng thể hiện rất rõ điều kiện về trụ sở của văn phòng công chứng như sau:

Trụ sở được xác định địa chỉ cụ thể, diện tích đạt tiêu chuẩn phù hợp để công chứng viên và người lao động làm việc của nơi làm việc. Ngoài ra, văn phòng công chứng phải có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.

Công chứng viên thành lập Văn phòng công chứng nộp các giấy tờ pháp lý chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng đạt điều kiện theo quy định tại thời điểm đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng.

Theo đó, Sở Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện về trụ sở của Văn phòng công chứng khi thực hiện đăng ký hoạt động cho Văn phòng công chứng.

Sử dụng con dấu tại văn phòng công chứng

Khi đề cập tới điều kiện về con dấu tại văn phòng công chứng, chúng ta cần soi đến khoản 5 Điều 22 Luật Công chứng 2014, thể hiện như sau:

  • Văn phòng công chứng có con dấu riêng. Điều này cũng giống như các doanh nghiệp, thể hiện sự hoạt động độc lập, tách bạch với các tổ chức khác;
  • Con dấu không có hình quốc huy;
  • Chỉ được phép khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng.

Cách đặt tên khi mở văn phòng công chứng

Cũng giống như thành lập doanh nghiệp, khi thành lập văn phòng công chứng cũng cần chú ý tới việc đăng ký tên gọi của văn phòng công chứng.

Tên gọi được đặt theo cấu trúc sau: “Văn phòng công chứng” + họ tên của Trưởng Văn phòng/công chứng viên khác.

Tên của văn phòng công chứng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề khác, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc (đây cũng là một vài nét giống như điều kiện tên doanh nghiệp).

Ví dụ: Văn phòng công chứng Nguyễn Yến – trong đó: Nguyễn Yến là trưởng văn phòng công chứng đó.

Như vậy, bên trên Luật Nguyễn ACE đã phân tích vốn điều lệ mở văn phòng công chứng cũng như các điều kiện khác. Các chủ thể có thể tự nhận thấy bản thân đủ điều kiện để mở văn phòng công chứng hay chưa? Còn điều gì băn khoản không?

HỒ SƠ MỞ VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

Hồ sơ đề nghị mở văn phòng công chứng

Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng và các điều kiện khác sẽ là cơ sở để tiến hành soạn hồ sơ và thực hiện thủ tục mở văn phòng công chứng. Hồ sơ mở văn phòng công chứng sẽ bao gồm các giấy tờ, văn bản, tài liệu sau theo khoản 1 Điều 23 Luật Công chứng 2014 :

  • Đơn đề nghị thành lập văn phòng công chứng được ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP bao gồm các nội dung chính sau đây:
    • Thông tin công chứng viên
    • Thông tin văn phòng công chứng (tên, trụ sở, trưởng phòng)
  • Văn bản xây dựng đề án thành lập Văn phòng công chứng  sự cần thiết thành lập, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện hoạt động văn phòng công chứng;
  • Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên tham gia thành lập Văn phòng công chứng.
  • Hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng công chứng

Ngoài việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị thành lập thì muốn văn phòng công chứng hoạt động hợp pháp thì cần phải chuẩn bị hồ sơ để đăng ký hoạt động văn phòng công chứng như sau:

  • Đơn đăng ký hoạt động văn phòng công chứng
  • Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng phù hợp với nội dung đã nêu trong đề án đã xây dựng khi thực hiện bước thành lập văn phòng công chứng
  • Hồ sơ đăng ký hành nghề của các công chứng viên tại văn phòng công chứng nếu có
Trình tự thành lập văn phòng đại diện
Trình tự thành lập văn phòng đại diện

TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG

  • Bước 1: Soạn bộ hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng và ký đầy đủ như đã nêu trên
  • Bước 2: Gửi hồ sơ tới Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở văn phòng công chứng

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng dựa trên hồ sơ đề nghị thành lập.

  • Bước 3: Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập trước đó

Trên đây là toàn bộ các kiến thức pháp lý về vốn điều lệ mở văn phòng công chứng cũng như các điều kiện, thủ tục để mở văn phòng công chứng. Nếu bạn còn băn khoăn, gọi ngay chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *