Những lợi ích của việc thành lập công ty liên doanh với nước ngoài

Vợi xu hướng mở cửa thị trường như hiện nay, việc tiếp nhận các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những phương án tốt để phát triển doanh nghiệp. Vậy đề thành lập công ty liên doanh với nước ngoài cần lưu ý những gì?

LỢI ÍCH CỦA VIỆC THÀNH LẬP CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI  NƯỚC NGOÀI

Thứ nhất, lợi ích cho lợi nhuận nhà đầu tư

Thành lập công ty liên doanh với nước ngoài giúp các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài khắc phục xu hướng lợi nhuận bình quân giảm dần và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, kéo dài được sự sống của sản phẩm khi thị trường trong nước bị suy thoái.

Thứ hai, vượt qua hàng rào thuế quan

Các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam sẽ vượt qua được hàng rào thuế quan bảo hộ của các nước tiếp nhận đầu tư và không phải bận tâm nhiều tới các vấn đề thay đổi chính sách của Chính phủ, thuế, đất đai, lao động bởi các nước sở tại có nghĩa vụ lo chu đáo các vấn đề này này để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.

Lợi ích khi thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
Lợi ích khi thành lập công ty liên doanh với nước ngoài

Thứ ba, chuyển giao công nghệ một cách tốt nhất

Thông qua công ty liên doanh với nước ngoài, các bên có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau về mặc công nghệ – kỹ thuật  giúp thu lợi nhuận và tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là đối với các nước chậm phát triển, hình thức này là phương tiện để du nhập công nghệ cao, hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ bên ngoài.

Thứ tư, giải quyết được các vấn đề về cơ sở vật chất

Khi cùng mục tiêu, cùng chiến lược, cùng lĩnh vực, thậm chí là đồng điệu cả về kế hoạch thì tại sao hai bên không cùng bắt tay nhau để tạo dựng thương hiệu. Vừa tiết kiệm được tài chính, giải quyết được các vấn đề như mặt bằng, trang thiết bị,…

Xem thêm:

ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI

Công ty liên doanh với nước ngoài là hình thức tổ chức kinh tế đặc biệt. Để thành lập công ty liên doanh với nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 trên các khía cạnh như sau:

Điều kiện thành lập công ty liên doanh với nước ngoài về chủ thể thành lập công ty

Chủ thể thành lập công ty liên doanh với nước ngoài có đủ điều kiện về năng lực hành vi dân sự, không thuộc trường hợp theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 như cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước,…

Điều kiện thành lập công ty liên doanh với nước ngoài  về tên doanh nghiệp

  • Đối với tên riêng, phần tên riêng trong công ty phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt và F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu
  • Tên doanh nghiệp phải được thể hiện  tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách treo biển hiệu. Ngoài ra tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành để có thể nhận diện thương hiệu.

Khi đặt tên doanh nghiệp cần lưu ý đến những điều cấm trong việc đặt tên của một doanh nghiệp :

  • Thứ nhất, tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty liên doanh với nước ngoài đã đăng ký tên trước đó.
  • Thứ hai, tên công ty liên doanh với nước ngoài giống tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp. Trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Tên công ty liên doanh với nước ngoài  có chứa các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc xúc phạm tới một cá nhân/ tổ chức khác.

Điều kiện thành lập công ty liên doanh với nước ngoài về ngành nghề kinh doanh

Bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào đều có quyền tự do đăng ký  kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Các công ty có thể tham khảo hệ thống ngành nghề kinh tế tại Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 6/7/2028.

Điều kiện thành lập công ty công ty liên doanh với nước ngoài  về người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của công ty liên doanh với nước ngoài là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty, đại diện cho công ty với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Với vai trò như vậy, công ty liên doanh với nước ngoài cần có một người đại diện pháp luật có đủ trình độ và đáp ứng các điều kiện thành lập công ty theo luật định.

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI

  • Đối với trường hợp thành lập công ty có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài bao gồm các bước:

Bước 1: Doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Phòng đầu tư thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi Công ty liên doanh với nước ngoài dự kiến đặt trụ sở.

Bước 2: Doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi Công ty liên doanh dự kiến đặt trụ sở.

Bước 3: Doanh nghiệp xin giấy phép con, cụ thể đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để nhận các loại giấy phép con để được kinh doanh. Đây là bước cuối cùng của thủ tục thành lập công ty liên doanh trong trường hợp này.

Thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
Thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
  • Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam đã tồn tại thì thủ tục bao gồm các bước:

Bước 1: Nhà đầu tư phải đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần vào doanh nghiệp Việt Nam tại Phòng đầu tư thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi Công ty liên doanh dự kiến đặt trụ sở.

Bước 2: Ngay sau khi nhận được văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi Công ty liên doanh dự kiến đặt trụ sở.

Bước 3: Doanh nghiệp xin giấy phép con, cụ thể đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để nhận các loại giấy phép con để được kinh doanh. Đây là bước cuối cùng của thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài trong trường hợp này.

CÁC ĐIỂM KHÁC BIỆT VỀ THỜI ĐIỂM GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Trường hợp 1: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào ngay thời điểm thành lập công ty

Nếu góp vốn tại thời điểm thành lập công ty thì nhà đầu tư có thể được coi là thành viên hoặc cổ đông sáng lập công ty và có phạm vi quyền lợi rộng hơn, pháp luật bảo hộ chặt chẽ hơn cho các nhà đầu tư này.

Trường hợp 2: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty đã thành lập trước đó.

Chẳng hạn như công ty thành lập từ năm 2018 nhưng đến 2013 thì nhà đầu tư nước ngoài mới góp vốn vào công ty. Thì lúc này nhà đầu tư này chỉ có thể mua phần vốn góp hoặc được cổ đông khác trong công ty chuyển nhượng cổ phần, từ đó trở thành cổ đông của công ty. Trường hợp này thì nhà đầu tư có phạm vi quyền lợi hẹp hơn so với trường hợp 1.

Trên đây là toàn bộ phần giải đáp xoay quanh vấn đề thành lập công ty liên doanh với nước ngoài. Nếu còn vướng mắc, vui lòng liên hệ Luật Nguyễn ACE.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *