Liên doanh giữa các doanh nghiệp là một trong những hình thức tập trung kinh tế được lựa chọn phổ biến tại Việt Nam. Vậy hình thức này có gì đặc biệt, cùng Luật Nguyễn tìm hiểu nhé!
LIÊN DOANH GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?
Khái niệm liên doanh giữa các doanh nghiệp được xuất hiện tại khoản 5 Điều 29 Luật cạnh tranh 2018 như sau:
“Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới được gọi là công ty liên doanh”.
TẠI SAO NÊN LIÊN DOANH GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP?
Sở dĩ Luật Nguyễn nói rằng nên liên doanh giữa các doanh nghiệp là vì những ưu thế vượt trội của hình thức đầu tư này:
Thứ nhất, cả hai công ty trong liên doanh đều có thể tận dụng hoạt động sản xuất của mình với chi phí trên một đơn vị thấp hơn so với các công ty riêng lẻ, giảm thiểu mức chi trả. Các khoản tiết kiệm chi phí khác do liên doanh có thể bao gồm chia sẻ chi phí quảng cáo hoặc lao động, cơ sở vật chất, nhà xưởng,…
Thứ hai, chuyển giao công nghệ một cách tốt nhất
Thông qua công ty liên doanh, các bên có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau về mặc công nghệ – kỹ thuật, nền tảng khoa học giúp thu lợi nhuận và tạo vị thế cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là đối với các thị trường chậm phát triển, hình thức này là phương tiện để du nhập công nghệ cao, hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ bên ngoài.
Thứ ba, tạo đòn bảy kinh tế
Một liên doanh có thể tận dụng các nguồn lực kết hợp của cả hai công ty để đạt được mục tiêu của liên doanh. Một công ty có thể có quy trình sản xuất bài bản, trong khi công ty kia có thể có các kênh phân phối vượt trội, nền tảng truyền thông mạnh mẽ. Như vậy, hai bên có thể tận dụng thế mạnh của nhau để cùng đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.
THỦ TỤC LIÊN DOANH GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP
Căn cứ vào Luật Đầu tư 2020, liên doanh giữa các doanh nghiệp đồng nghĩa với việc thực hiện thủ tục thành lập công ty liên doanh. Vậy cần tiến hành các bước như sau:
Đối với trường hợp thành lập thành lập mới tổ chức kinh tế mới có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam dưới hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh thì thủ tục thành lập công ty liên doanh bao gồm các bước:
- Bước 1: Doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Phòng đầu tư thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi Công ty liên doanh dự kiến đặt trụ sở.
- Bước 2: Doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi Công ty liên doanh dự kiến đặt trụ sở.
- Bước 3: Doanh nghiệp xin giấy phép con, cụ thể đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để nhận các loại giấy phép con để được kinh doanh.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam đã tồn tại thì thủ tục thành lập công ty liên doanh bao gồm các bước:
- Bước 1: Nhà đầu tư phải đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần vào doanh nghiệp Việt Nam tại Phòng đầu tư thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi Công ty liên doanh dự kiến đặt trụ sở.
- Bước 2: Ngay sau khi nhận được văn bản chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi Công ty liên doanh dự kiến đặt trụ sở.
- Bước 3: Doanh nghiệp xin giấy phép con, cụ thể đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để nhận các loại giấy phép con để được kinh doanh.
DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN DOANH GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI LUẬT NGUYỄN ACE
Tại Luật Nguyễn ACE, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn liên doanh giữa các doanh nghiệp với chi phí tư vấn là 0 đồng, chi phí chỉ phát sinh khi có ký hợp đồng dịch vụ, nhận uỷ quyền từ khách hàng để thực hiện thủ tục.
- Chúng tôi bằng nhiều năm kinh nghiệm của mình sẽ tư vấn cho khách hàng về những lợi thế cũng như các rủi ro có thể xảy ra nếu như liên doanh giữa các doanh nghiệp.
- Nếu khách hàng chốt phương án, chúng tôi sẽ nói sơ bộ về các bước cần làm đối với thủ tục liên doanh giữa các doanh nghiệp.
- Tại Luật Nguyễn, chúng tôi luôn làm việc với phương châm “Uy tín – Chất lượng – Nhanh chóng”
MỘT SỐ LƯU Ý KHI LIÊN DOANH GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP
Hiểu rõ bản chất liên doanh giữa các doanh nghiệp
Đối với bất cứ một nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp nào làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thì cũng phải hiểu và nắm rõ được bản chất cốt lõi của liên doanh giữa các doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản thì đây sự liên kết hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên một hợp đồng hoặc hiệp định ký kết với một công ty nước ngoài.
Ưu điểm và hạn chế của việc liên doanh giữa các doanh nghiệp
So với những loại hình công ty khác hiện nay thì công ty liên doanh mang lại những ưu thế hơn hẳn. Không còn gò bó trong khuôn khổ phát triển ở trong nước, loại hình công ty này giúp chúng ta có thể kết nối với những đối tác nước ngoài, từ đó sẽ dễ dàng tiếp cận cũng như học hỏi được những thành tựu khoa học, trình độ quản lý của nước bạn.
Ngoài ra, khi hợp tác với những công ty nước ngoài, bên cạnh việc được phân chia tỷ lệ góp vốn theo một tỷ lệ nhất định thì nó còn đem lại một khả năng thành công cao hơn, giúp cho công việc phát triển và thuận tiện hơn.
Thủ tục thành lập công ty liên doanh
Khi thành lập công ty liên doanh, một kinh nghiệm cần chú ý đó là nắm rõ các thủ tục thành lập công ty liên doanh và quy định pháp luật liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động của công ty liên doanh. Bất cứ một loại hình công ty nào cũng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt những thủ tục và điều lệ chung được đặt ra. Và công ty liên doanh không nằm ngoài trong số đó.
Được thành lập dựa theo hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn cho nên khi tham gia vào loại hình công ty này thì mỗi bên liên doanh sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong phần vốn mà mình đóng góp vào vốn pháp định của công ty.
Bên cạnh các điều kiện để thành lập thì công ty liên doanh với nước ngoài còn phải đáp ứng thêm một số yêu cầu theo cam kết WTO khi muốn gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Và trên đây là những thông tin liên quan đến việc liên doanh giữa các doanh nghiệp mà Luật Nguyễn ACE gửi đến bạn.