Nội dung của hợp đồng liên doanh và đặc điểm của nó

Liên quan tới việc thành lập công ty liên doanh thì hợp đồng liên doanh cũng là một mối quan tâm đặc biệt của các chủ thể. Đây là cơ sở để ràng buộc các bên trong quá trình thành lập và hoạt động doanh nghiệp liên doanh.

HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH LÀ GÌ?

Không có quy định cụ thể về hợp đồng liên doanh nhưng với tính chất vừa là hợp đồng dân sự, vừa là hợp đồng kinh tế và căn cứ vào tính chất của công ty liên doanh. Luật Nguyễn ACE đưa ra khái niệm hợp đồng liên doanh như sau:

Hợp đồng liên doanh là văn bản thỏa thuận giữa hai hay nhiều doanh nghiệp về việc hợp tác kinh doanh thông qua việc thành lập một công ty mới, các bên đồng thời là chủ sở hữu công ty.

Ngoài tên gọi là hợp đồng liên doanh thì chúng ta cũng bắt gặp những thuật ngữ có bản chất tương tự. Cụ thể như sau:

  • Hợp đồng liên kết kinh doanh
  • Hợp đồng hợp tác liên doanh
  • Hợp đồng liên doanh thực hiện dự án
  • Hợp đồng liên doanh với nước ngoài
Hợp đồng liên doanh là gì
Hợp đồng liên doanh là gì

NỘI DUNG HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH

Với bản chất là hợp đồng kinh tế, thoả thuận hợp tác kinh doanh nên nội dung của hợp đồng phải thỏa mãn quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư 2020.

Thông tin cơ bản của các bên giao kết hợp đồng liên doanh

  • Họ tên, địa chỉ, trụ sở của các bên giao kết hợp đồng liên doanh. Người ký kết hợp đồng liên doanh thường là cá nhân đại diện doanh nghiệp nên phải ghi rõ cả thông tin doanh nghiệp đó (tên công ty, địa chỉ công ty, mã số thuế)

Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh của các bên

  • Tại hợp đồng liên doanh, các bên thống nhất với nhau mục tiêu hợp tác. Bất kỳ một sự hợp tác nào đều hướng tới sự lợi nhuận, cùng nhau phát triển để đạt được mục đích kinh tế của doanh nghiệp mình. Với hợp đồng liên doanh này, mục tiêu hợp tác đầu tư kinh doanh của nhau phải giống nhau thì mới có thể hướng tới sự bền vững.
  • Cũng tại hợp động này, các bên phải thoả thuận được phạm vi đầu tư kinh doanh. Bởi các doanh nghiệp ban đầu có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, việc hợp tác chỉ là để phát triển một mảng hay một lĩnh vực cụ thể nào nên cần phải giới hạn phạm vi hoạt động đầu tư để tránh những rủi ro sau này.

Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng liên doanh và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên

  • Trong hợp đồng kinh doanh thì mục này có thể coi là quan trọng nhất và mọi sự hợp tác đầu tư kinh doanh đều hướng tới mục này nên cần được thỏa thuận rõ ràng.
  • Hai bên nên nêu cụ thể đã đóng góp cái gì vào việc thành lập công ty liên doanh: Tiền bạc, tài sản, công sức, nhân lực, công nghệ,….
  • Kết quả đầu tư dù lãi hay lỗ đều được chia cho các bên liên doanh dựa vào công sức đóng góp của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần thỏa thuận rõ về tỷ lệ phân chia lợi nhuận hoặc trách nhiệm tài chính với khoản lỗ để tránh sự xung đột sau này.

 Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng liên doanh

  • Tiến độ là căn cứ để các bên cùng nỗ lực thực hiện kế hoạch đầu tư kinh doanh. Kế hoạch được thực hiện theo lộ trình rõ ràng.
  • Thời hạn thực hiện hợp đồng có thể là vô hạn hoặc hữu hạn hoặc khi một trong hai bên liên doanh xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho doanh nghiệp không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng liên doanh

  • Tại hợp đồng này, các bên liên doanh cần nêu rõ quyền và nghĩa vụ, đây là căn cứ để các bên thực hiện đúng phạm vi hoạt động, tránh lạm dụng nhau hay xảy ra những xung đột không đáng có.
  • Quyền và nghĩa vụ do các bên tự thỏa thuận nhưng không có các điều khoản yêu sách, trái với thuần phong mỹ tục, quy tắc đạo đức hay xâm phạm tới truyền thống đạo đức.

Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp

Đây là căn cứ đảm bảo các bên liên doanh thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc, tạo sự uy tín, niềm tin với nhau trong quá trình hợp tác đầu tư.

Xem thêm: Có nên liên doanh giữa các doanh nghiệp

ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng liên doanh mang đầy đủ đặc điểm của hợp đồng dân sự nói chung. Vậy nên, khi xảy ra tranh chấp, Tòa án hoặc Trọng tài dùng căn cứ pháp luật về hợp đồng dân sự để giải quyết những tranh chấp này.

Về bản chất

Hợp đồng là sự thỏa hiệp ý chỉ các nhà đầu tư trên cơ sở tự nguyện, thiện chí hợp tác.

Chủ thể tham gia

  • Chủ thể tham gia hợp đồng là các doanh nghiệp (có thể doanh nghiệp trong nước ký kết với doanh nghiệp nước ngoài) với sự đại diện của doanh nghiệp đó.
  • Số lượng chủ thể tham gia hợp đồng này không giới hạn, tùy thuộc vào quy mô của các nhà đầu tư và dự án hợp tác.

Hình thức của hợp đồng

  • Pháp luật không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng liên doanh nhưng vì hợp đồng liên doanh thường hướng tới những giá trị lớn nên nếu giao kết bằng miệng thì không đảm bảo được sự ràng buộc pháp lý giữa các doanh nghiệp.
  • Vậy nên, Luật Nguyễn ACE xin đưa ra lời khuyên với các doanh nghiệp là nên ký kết bằng văn bản để đảm bảo tính pháp lý cũng như là cơ sở giải quyết tranh chấp sau này.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty liên doanh

Cơ cấu tổ chức quản trị công ty liên doanh

Các bên thỏa thuận để chỉ định nhân sự của mỗi bên vào các bộ phận công ty sao cho phù hợp nhất từ cơ quan quản lý, quản  trị, điều hành của công ty liên doanh phù hợp với quy định pháp luật.

Ưu điểm

  • Hợp đồng liên doanh giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức và tài chính.
  • Tận dụng công nghệ – khoa học, cơ sở vật chất của nhau để phát triển vì mục tiêu, lợi nhuận chung.
  • Các chủ thể theo hợp đồng này có thể nhân danh doanh nghiệp liên doanh để thực hiện một số công việc cụ thể vì gần như các doanh nghiệp trong công ty liên doanh có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

Nhược điểm

  • Trên thực tế, chưa có pháp luật cụ thể điều chỉnh về việc thực hiện hợp đồng này nên dẫn đến không có sự ràng buộc pháp lý cao đối với các chủ thể tham gia hợp đồng.
  • Các chủ thể tham gia hợp đồng liên doanh là các doanh nghiệp, trong quá trình thực hiện hợp đồng rất dễ xảy ra xung đột, mâu thuẫn vì cơ chế hoạt động, chiến lược,…
  • Kết quả hợp tác kinh doanh không được như ý muốn, các bên khó dự liệu được trước nên không đưa vào điều khoản trong hợp đồng. Khi chia lợi nhuận hoặc truy cứu trách nhiệm của các bên thường xảy ra xung đột.
Đặc điểm của hợp đồng liên doanh
Đặc điểm của hợp đồng liên doanh

TRƯỜNG HỢP NÀO ĐƯỢC KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LIÊN DOANH

Với nội dung trường hợp được ký kết hợp đồng liên doanh, Luật Nguyễn ACE xin đưa ra điều kiện về chủ thể ký kết hợp đồng. Theo đó, chủ thể phải các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp Việt Nam được thành lập theo quy định pháp luật Doanh nghiệp của Việt Nam. Không đang trong giai đoạn giải quyết tranh chấp tại Tòa án, giai đoạn thực hiện thủ tục giải thể hoặc phá sản,…
  • Nhà đầu nước ngoài đáp ứng được đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về doanh nghiệp cũng như tương ứng với các thỏa thuận trong một số Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Các bên có đủ điều kiện về ngành nghề kinh doanh, năng lực tài chính, vốn để cùng hợp tác, thành lập một pháp nhân mới.

Nếu quý khách hàng còn thắc mắc, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết với Luât Nguyễn ACE nhé.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *