Đặc điểm của công ty hợp danh theo luật pháp

Công ty hợp danh không phải là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, pháp lý về doanh nghiệp này lại cực kỳ chặt chẽ để cho các startup tự tin lựa chọn. Quý bạn đọc có thể tham khảo vài nét cơ bản về đặc điểm của công ty hợp danh thông qua bài viết được Luật Nguyễn ACE biên soạn dưới đây.

Khái niệm của công ty hợp danh

Trước khi đi tìm hiểu về đặc điểm của công ty hợp danh là gì, hãy cũng hiểu được đây là loại hình doanh nghiệp như thế nào nhé.

Luật doanh nghiệp 2020 không đưa ra khái niệm cụ thể về công ty hợp danh, tuy nhiên căn cứ vào những quy định pháp luật về công ty hợp danh tại Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 có thể đưa ra khái niệm về công ty hợp danh như sau:

  • Công ty hợp danh là doanh nghiệp mà trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh, cùng hoạt động thương mại dưới cùng một pháp nhân chung.
  • Các thành viên này liên đới chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty.
  • Ngoài thành viên hợp danh, trong công ty hợp danh còn có thể có thêm các thành viên góp vốn.

Nhưng thông tin cơ bản về công ty hợp danh cũng như đặc điểm của công ty hợp danh là những điều mà thành viên hợp danh cũng cần nắm rõ để có thể thuận lợi trong quá trình kinh doanh, ít xảy ra sai sót hay mâu thuẫn.

Đặc điểm của công ty hợp danh

Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

  • Tư cách pháp nhân là một trong những đặc điểm của công ty hợp danh được đánh giá là rất quan trọng khi đặc điểm này chi phối tới sự hoạt động, phát triển của công ty hợp danh, cũng như giúp phân biệt với doanh nghiệp tư nhân.
  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền cấp, tài sản của công ty được tách bạch với tài sản của thành viên công ty.

Thành viên hợp danh của công ty hợp danh

  • Nói đến đặc điểm của công ty hợp danh không thể không nói đến đặc điểm về thành viên hợp danh trong công ty bởi lẽ thành viên hợp danh đóng vai trò rất quan trọng.
  • Luật không quy định tối đa thành viên công ty hợp danh mà công ty tự quyết định về số lượng tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng công ty. Tuy nhiên, theo Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên hợp danh phải là cá nhân, có ít nhất là hai thành viên và là chủ sở hữu chung của công ty.
Thành viên hợp danh của công ty hợp danh
Thành viên hợp danh của công ty hợp danh

Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Quyền của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh

Theo khoản 1 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên hợp danh có phạm vi quyền trong công ty tương đối rộng. Có thể khái quát như sau:

  • Thành viên có quyền tham gia họp, thảo luận cũng như biểu quyết về tất cả các vấn đề trong công ty với một phiếu biểu quyết/thành viên (hoặc có quy định khác tại Điều lệ công ty)
  • Thành viên có quyền nhân danh công ty hoạt động kinh doanh với các ngành, nghề kinh doanh của công ty hợp danh;
  • Thành viên hợp danh cũng có quyền đàm phán, ký kết hợp đồng, giao dịch, giao ước với những điều kiện đảm bảo được lợi ích của công ty;
  • Thành viên hợp danh được sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trong trường hợp ứng tiền trước để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
  • Thành viên hợp danh được yêu cầu công ty bù đắp/ bồi thường thiệt hại nếu như xảy ra thiệt hại trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh (trong phạm vi nhiệm vụ được phân công) mà không phải do lỗi của cá nhân;
  • Được phép kiểm tra tình hình tài chính của công ty
  • Thành viên hợp danh được chia lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo điều lệ công ty
  • Được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ vốn góp nếu công ty giải thể hoặc phá sản.
  • Các quyền khác theo điều lệ của công ty hợp danh đã thoả thuận từ trước đó.

Nghĩa vụ của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh

Theo khoản 2 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên hợp danh sẽ có những nghĩa vụ sau đây:

  • Quản lý – thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và đảm bảo lợi ích tối đa cho công ty.
  • Bồi thường thiệt hại cho công ty nếu hoạt động kinh doanh trái với quy định pháp luật/ điều lệ công ty/Nghị quyết/quyết định của Hội đồng thành viên.
  • Không được phép sử dụng tài sản của công ty để phục vụ lợi ích của cá nhân mà không phải là lợi ích chung của công ty.
  • Chịu trách nhiệm với khoản nợ/khoản lỗ của công ty (kể cả trường hợp phải đem tài sản của cá nhân ra để đảm bảo).
  • Báo cáo  tình hình và kết quả kinh doanh theo định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu từ các thành viên khác
  • Thực hiện nghĩa vụ khác theo điều lệ của công ty hợp danh đã thoả thuận từ trước.

Quyền của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh

Tại khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020, có thể thấy thành viên góp vốn có phạm vi quyền hẹp hơn thành viên hợp danh, cụ thể như sau:

  •  Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên đối với các vấn đề sau đây:  sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, tổ chức lại, giải thể công ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;
  • Thành viên góp vốn được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;
  •  Được công ty cung cấp báo cáo tài chính hằng năm
  • Được phép chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác
  •  Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh mà công ty đã đăng ký;
  • Định đoạt phần vốn góp của mình bằng nhiều hình thức khác nhau như để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác
  • Cũng như thành viên hợp danh, thành viên góp vốn được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản.
Đặc điểm của công ty hợp danh
Đặc điểm của công ty hợp danh

Nghĩa vụ của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh

Với vị trí là thành viên góp vốn, thành viên hợp danh có những nghĩa vụ sau đây:

  •  Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;
  •  Không được tham gia quản lý công ty (điểm hạn chế so với thành viên hợp danh), không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
  • Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên một cách nghiêm túc và trung thực;

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH TẠI LUẬT NGUYỄN ACE

Bên trên, chúng tôi đã khái quát những nét cơ bản nhất về  đặc điểm của công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp 2020. Nắm được các đặc đặc điểm này, các bạn có thể tự tin lựa chọn loại hình công ty hợp danh hoặc hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình nếu bạn là thành viên trong công ty hợp danh.

Còn nếu bạn có ý định mở công ty hợp danh thì chúng tôi sẽ hỗ trợ pháp lý thành lập công ty hợp danh chỉ từ 1.800.000 (trọn gói).

Bạn còn băn khoăn gì về đặc điểm của công ty hợp danh hay pháp lý về loại hình doanh nghiệp này, hãy nhấc máy gọi chúng tôi nhé!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *