Vốn điều lệ có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp hiện nay

Vốn điều lệ có ý nghĩa gì là câu hỏi của rất nhiều startup. Vốn điều lệ là nền tảng ban đầu để tạo lập nên một doanh nghiệp và cũng là cơ sở phát triển doanh nghiệp trong kế hoạch hiện tại và tương lại. Vậy để chi tiết hơn về vốn điều lệ là gì cũng như những thông tin liên quan, hãy cùng Luật Nguyễn ACE tìm hiểu trong bài sau đây.

VỐN ĐIỀU LỆ LÀ GÌ?

Định nghĩa vốn điều lệ được quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Như vậy:

  • Đối với công ty TNHH 1 thành viên thì vốn điều lệ là tổng tài sản mà chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp  vào công ty
  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì vốn điều lệ là tổng tài sản mà tất cả các thành viên góp hoặc cam kết góp vào công ty
  • Riêng đối với công ty cổ phần thì vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần

VỐN ĐIỀU LỆ CÓ Ý NGHĨA GÌ?

Trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thể hiện mục số vốn điều lệ. Từ đó thường đặt ra câu hỏi rằng vốn điều lệ có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ có ý nghĩa gì
Vốn điều lệ có ý nghĩa gì

Vốn điều lệ có ý nghĩa gì đối với với sự vận hành của doanh nghiệp?

  • Để một doanh nghiệp có thể vận hành, tồn tại một cách bình thường thì có hai yếu tố chi phối. Quan trọng thứ nhất là yếu tố con người, quan trọng thứ hai là yếu tố vật chất. Vốn điều lệ phản ánh yếu tố vật chất trong một doanh nghiệp.
  • Bản chất của vốn điều lệ là tài sản. Số tài sản này là tiền đề để tạo lập doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có nền tảng để phát triển.
  • Có vốn điều lệ thì doanh nghiệp mới có thể thực hiện các kế hoạch của mình. Ngay cả những nội dung rất căn bẳn như: Thuê mặt bằng, thuê nhân công, mua trang thiết bị, nguyên vật liệu. Doanh nghiệp mới hoạt động thì chưa có doanh thu, vốn điều lệ sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề về tài chính.

Vốn điều lệ có ý nghĩa gì đối với kế hoạch phát triển bền vững của doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào mở ra cũng có định hướng ngày càng mở rộng quy mô để phát triển công ty. Vậy vốn điều lệ có ý nghĩa gì đối với kế hoạch này?

  • Khi một nhà đầu tư muốn đầu tư vào công ty của bạn hay một hợp tác kinh doanh thì sẽ nhìn vào 3 yếu tố: thương hiệu, lĩnh vực hoạt động và tiềm lực tài chính. Đối với tiềm lực tài chính, ngoài doanh thu hàng quý/năm thì vốn điều lệ cũng sẽ phản ánh chân thật nhất về sức lớn mạnh của công ty bạn.
  • Căn cứ vào vốn điều lệ thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khách hàng, đối tác của bạn có thể cảm thấy an tâm hơn. Từ đây có thể nhận định rằng, vốn điều lệ có khả năng khẳng dịnh độ uy tín, tiềm lực của doanh nghiệp bạn

Vốn điều lệ có ý nghĩa gì đối với việc phân chia lợi nhuận

  • Đối với công ty TNHH 1 thành viên thì ý nghĩa của vốn điều lệ này không được phản án rõ ràng lắm trong việc phân chia lợi nhuận.
  • Tuy nhiên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, vốn điều lệ chính là cơ sở để phân chia lợi nhuận. Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ vốn góp mà thành viên/cổ đông của doanh nghiệp góp hoặc cam kết góp. Tương tự đối với trách nhiệm, nghĩa vụ khi xảy ra tranh chấp phải giải quyết tại Tòa án.

Xem thêm: Tăng giảm vốn điều lệ công ty hợp danh

Và Luật Nguyễn đã giúp bạn trả lời được vốn điều lệ có ý nghĩa gì rồi, nhưng chưa dừng lại ở đó, hãy cùng khám phá thêm những đặc điểm của vốn điều lệ cũng như một số thông tin hữu ích khác tiếp theo đây.

ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN ĐIỀU LỆ

Về tài sản góp vốn

  • Theo điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn bao gồm: Đồng Việt Nam (VNĐ), ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, QSD đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  • Với quy định tại điều 34 thì tài sản góp vốn có thể là tài sản hữu hình (tiền, vàng), có thể là tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ,).
  • Thành viên/Cổ đông góp vốn vào công ty bằng loại tài sản nào là do các thành viên/cổ đông tự thỏa thuận với nhau.
  • Ngoài ra, khoản 2 của Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng thể hiện rằng chỉ có chủ sở hữu hợp pháp/có quyền sử dụng hợp pháp của những tài sản tại khoản 1 mới được góp vốn vào công ty. Chẳng hạn:
    • Đối với quyền sử dụng đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cá nhân/tổ chức đó định góp vốn vào doanh nghiệp thì phải do chính cá nhân/tổ chức đó đứng tên
    • Đối với đồng tiền Việt Nam, không thể xảy ra trường hợp đi ăn trộm tiền để góp vốn vào doanh nghiệp vì đồng tiền đó không thuộc quyền sở hữu của cá nhân/tổ chức
Đặc điểm của vốn điều lệ
Đặc điểm của vốn điều lệ

Số vốn điều lệ

  • Luật không quy định về số vốn điều lệ mà cá nhân, tổ chức phải góp vào doanh nghiệp. Vấn đề này phụ thuộc vào ý chí của cá nhân/ tổ chức, thỏa thuận với các thành viên khác và điều lệ công ty,…
  • Thông qua sự thỏa thuận của các thành viên/cổ đông công ty, đi tới thống nhất góp tổng số vốn vào công ty là bao nhiêu. Tổng số tài sản góp vào công ty phải được minh bạch trong quá trình làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Theo khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản mà các thành viên/cổ đông góp trở thành vốn điều lệ phải đảm bảo những nội dung sau:

  • Tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì cá nhân/tổ chức góp vốn vào doanh nghiệp  phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty. Thủ tục này không phát lệ phí trước bạ;
  • Tài sản không đăng ký quyền sở hữu (Tiền, vàng), việc góp vốn phải được lập biên bản thể hiện sự giao nhận tài sản góp vốn, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

PHÂN BIỆT VỐN ĐIỀU LỆ VÀ VỐN PHÁP ĐỊNH

Đặc điểm phân biệt Vốn điều lệ Vốn pháp định
Đối tượng áp dụng Bất kỳ  ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nào khi thành lập doanh nghiệp đều phải có vốn điều lệ. Vốn điều lệ là nền tảng ban đầu của một doanh nghiệp.  Vốn pháp định chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh nhất định như: kinh doanh dịch vụ bảo vệ, kinh doanh dịch vụ kiểm toán,…
Thời gian góp  Vốn điều lệ có thể góp trước hoặc sau khi được cấp GCN đăng ký kinh doanh Góp trước thời điểm đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định
Phạm vi Vốn điều lệ là tổng tài sản mà thành viên/cổ đông/chủ sở hữu góp hoặc cam kết góp vào công ty dựa trên ý chí chủ quan và sự thỏa thuận trong nội bộ công ty. Không có ai có quyền can thiệp vào việc quyết định vốn điều lệ của công ty ngoài thành viên/cổ đông/chủ sở hữu Vốn pháp định được thể hiện bằng một con số cụ thể, được quy định bởi văn bản pháp luật. Yêu cầu các chủ thể doanh nghiệp phải tuân theo 
Sự thay đổi Doanh nghiệp có quyền tăng, giảm vốn góp trong quá trình hoạt động sao cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh Dù tăng hay giảm nhưng vẫn đảm bảo ngưỡng mà pháp luật quy định về vốn pháp định của ngành nghề kinh doanh đó

QUY ĐỊNH VỀ THAY ĐỔI MỨC VỐN ĐIỀU LỆ TRONG DOANH NGHIỆP

Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp thì vì việc thay đổi mức vốn điều lệ sẽ khác nhau. Cùng chúng tôi tìm hiểu về 04 loại hình phổ biến hiện nay nhé!

Đối với công ty TNHH  2 thành viên trở lên

Theo Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020;

Công ty tăng vốn điều lệ bằng hình thức sau đây:

  • Các thành viên trong công ty tăng vốn góp
  • Công ty tiếp nhận thêm thành viên mới, từ đó có thêm vốn góp

Công ty giảm vốn điều lệ theo các trường hợp sau đây:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ lúc đăng ký ban đầu. Trường hợp này áp dụng nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Công ty mua lại vốn góp của thành viên
  • Vốn góp không được thanh toán đầy đủ bởi các thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty tăng vốn điều lệ dưới các hình thức sau:

  • Chủ sở hữu góp thêm vốn
  • Công ty huy động vốn từ các nhà đầu tư

Công ty giảm vốn điều lệ theo các trường hợp sau:

  • Công ty hoàn trở một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty
  • Vốn điều lệ không được thanh toán đầy đủ bởi chủ sở hữu

Công ty cổ phần

Công ty tăng vốn điều lệ dưới các hình thức sau:

  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ;
  • Chào bán cổ phần ra công chúng.

Công ty giảm vốn điều lệ theo các trường hợp sau đây:

  • Công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông
  • Công ty mua lại cổ phần đã bán

Công ty hơp danh

Công ty tăng vốn điều lệ bằng hình thức sau:

  • Tăng thêm vốn góp của thành viên
  • Tiếp nhận thêm thành viên mới

Công ty hợp danh giảm vốn điều lệ theo các trường hợp sau đây:

  • Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong công ty
  • Thực hiện thủ tục đăng ký thay vốn theo quy định pháp luận

Phần bài viết của Luật Nguyễn ACE không chỉ giải đáp được câu hỏi “Vốn điều lệ có ý nghĩa gì?” mà còn khái quát những nét cơ bản nhất về vốn điều lệ.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *