Nhiệm vụ của kế toán trưởng hiện nay là gì?

Bộ phận kế toán là một bộ phận quan trọng, có chức năng thực hiện các công việc liên quan đến tình hình thuế – tài chính của doanh nghiệp. Người đứng đầu bộ phận kế toán được gọi là kế toán trưởng. Vậy nhiệm vụ của kế toán trưởng được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Nguyễn ACE tìm hiểu về công việc cũng như nhiệm vụ của kế toán trưởng doanh nghiệp trong bài viết dưới đây.

Nhiệm vụ của kế toán trưởng

Kế toán trưởng được hiểu là là người đứng đầu trong bộ phận kế toán, giám sát công việc của các kế toán viên và làm việc dưới quyền quản lý của Giám đốc tài chính trong các doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh.

Nhiệm vụ của kế toán trưởng
Nhiệm vụ của kế toán trưởng

Theo đó, theo Luật Nguyễn ACE, nhiệm vụ của kế toán trưởng trong doanh nghiệp bao gồm:

Quản lý chung bộ phận kế toán doanh nghiệp

  • Kế toán trưởng là người có quyền hành cao nhất trong bộ phận kế toán của doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của bộ phận kế toán. Do đó, kế toán trưởng có nhiệm vụ quản lý chung, đào tạo kế toán viên trong bộ phận kế toán doanh nghiệp.

Giám sát việc quyết toán của doanh nghiệp

  • Kế toán trưởng phải giám sát những khoản thu chi, kiểm kê tài sản của doanh nghiệp để đáp ứng được yêu cầu quyết toán bất kỳ lúc nào.

Thực hiện nhiệm vụ lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp

  • Báo cáo tài chính được xác định là việc tổng hợp lại kết quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán (theo quý hoặc theo năm). Kế toán trưởng có trách nhiệm lập báo cáo tài chính hoặc giám sát, hướng dẫn kế toán viên lập báo cáo để trình lãnh đạo doanh nghiệp.

Phân tích và dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp

Kế toán trưởng là người nắm rõ và nắm chắc nhất về tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như nắm bắt được tình hình tài chính chung của thị trường kinh tế – chính trị trong và ngoài nước nên là người có thể phân tích và đưa ra dự báo khá chính xác cho doanh nghiệp…

Kế toán trưởng cho thể dựa báo được những lợi nhuận, rủi ro để đưa ra giải pháp kinh tế cho doanh nghiệp: nên tiếp tục duy trì hay tăng hay phải cắt giảm nguồn vốn để tạo ra sự ổn định và sau đó là sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhiệm vụ của kế toán trưởng còn được thể hiện thông qua nhiều phương diện khác. Nhưng tóm lại, có thể thấy nhiệm vụ của kế toán trưởng là nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì ổn định và phát triển lợi nhuận trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán giá rẻ uy tín

Vai trò của kế toán trưởng

Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong doanh nghiệp thì kế toán trưởng còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp là quản lý và theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được phương hướng, kế hoạch kinh doanh phù hợp để phát sinh nhiều lợi nhuận nhất có thể.

Với kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực kế toán, kế toán trưởng còn là người thực hiện vai trò tham mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp về vấn đề tài chính, đồng thời quản lý và giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Vai trò của kế toán trưởng
Vai trò của kế toán trưởng

Các quy định pháp luật về kế toán trưởng

Thứ nhất, quy định về việc bố trí vị trí kế toán trưởng trong doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Kế toán năm 2015 thì đơn vị kế toán phải bố trí, tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê dịch vụ kế toán bên ngoài. Việc bố trí người làm kế toán trưởng phải thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành thì đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng (trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều này).

Trong trường hợp, đơn vị kế toán chưa bố trí được vị trí kế toán trưởng thì phải bố trí người phụ trách kế toán hoặc phải thuê dịch vụ kế toán trưởng theo quy định của pháp luật hiện hành. Theo quy định này thì thời gian tối đa để bố trí người phụ trách kế toán là 12 tháng và sau thời gian này thì đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

Thứ hai, quy định về việc bổ nhiệm và thay đổi kế toán trưởng

Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP thì thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng của các đơn vị kế toán Nhà nước là 05 năm và sau thời gian đó phải thực hiện các quy trình về việc bổ nhiệm lại kế toán trưởng.

Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều này cũng quy định, khi có sự thay đổi kế toán trưởng thì người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán hoặc người điều hành, quản lý đơn vị kế toán phải tổ chức việc bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng cũ và kế toán trưởng mới.

Đồng thời khi có sự thay đổi thì phải thực hiện thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị kế toán đó và các cơ quan đơn vị mở tài khoản giao dịch được biết thông tin (tên và chữ ký) của kế toán trưởng mới.

Theo đó, khi thực hiện hoàn tất việc bổ nhiệm kế toán trưởng mới thì kế toán trưởng đó phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán được giao kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Tuy nhiên, kế toán trưởng cũ vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những công việc của mình thực hiện trong thời gian còn phụ trách.

Xem thêm: Các công việc của kế toán nội bộ

Thứ ba, quy định về tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành kế toán trưởng

Để được bổ nhiệm vào vị trí kế toán trưởng thì người đó phải không thuộc những trường hợp không được làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật về kế toán cũng như đáp ứng được những tiêu chuẩn, điều kiện của kế toán nói chung và kế toán trưởng nói riêng. Cụ thể:

  • Một là, đối tượng không được làm việc tại vị trí kế toán trưởng là những đối tượng được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 52 Luật Kế toán năm 2015 và Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP;
  • Hai là, tiêu chuẩn và điều kiện chung để trở thành kế toán:

Để trở thành kế toán thì phải đáp ứng được những tiêu chuẩn và điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Kế toán năm 2015:

    • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
    • Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán.
  • Ba là, tiêu chuẩn và điều kiện riêng đối với kế toán trưởng:

Để trở thành kế toán trưởng thì người đó không chỉ đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn chung của kế toán mà còn phải đáp ứng những điều kiện riêng đối với kế toán trưởng theo quy định tại Điều 54 Luật Kế toán năm 2015. Cụ thể:

  • Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;
  • Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
Các quy định pháp luật về kế toán trưởng
Các quy định pháp luật về kế toán trưởng

Dịch vụ kế toán trưởng thuê ngoài

Như đã phân tích tại các mục trên của bài viết, vai trò và nhiệm vụ của kế toán trưởng là vô cùng quan trọng trong việc phân tích và định hướng sự phát triển kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP cũng đã quy định, nếu đơn vị kế toán chưa bố trí được vị trí kế toán trưởng thì phải bố trí người phụ trách kế toán hoặc phải thuê dịch vụ kế toán trưởng theo quy định của pháp luật hiện hành. Do đó, việc thuê dịch vụ kế toán trưởng bên ngoài là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp chưa bố trí được vị trí kế toán trưởng.

Theo quan điểm của Luật Nguyễn ACE, khi thuê dịch vụ kế toán trưởng, quý doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ những công việc sau:

  • Hỗ trợ doanh nghiệp phụ trách, giám sát và bảo đảm chất lượng làm việc của bộ phận kế toán doanh nghiệp;
  • Dịch vụ kế toán trưởng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn so với việc tuyển dụng và trả lương cho một kế toán trưởng là nhân sự của doanh nghiệp;
  • Dịch vụ kế toán trưởng giúp doanh nghiệp lập các báo cáo tài chính, thực hiện chứng từ, sổ sách theo chuẩn quy định pháp luật. Điều này giúp cho doanh nghiệp tập trung làm những công việc khác để phát triển doanh nghiệp…

Ngoài ra, việc sử dụng dịch vụ kế toán trưởng thuê ngoài còn giúp đỡ và hỗ trợ doanh nghiệp trong những vấn đề khác liên quan đến tài chính- kế toán doanh nghiệp theo yêu cầu của doanh nghiệp đó.

Trên đây là những thông tin về nhiệm vụ của kế toán trưởng mà Luật Nguyễn ACE cung cấp tới quý bạn đọc. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu quý bạn đọc còn nhiều băn khoăn, thắc mắc về nhiệm vụ của kế toán trưởng cũng như những vấn đề khác liên quan đến kế toán trưởng.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *