Giải đáp: Viên chức có được thành lập doanh nghiệp hay không?

Bạn là viên chức, bạn băn khoăn không biết rằng viên chức có được thành lập doanh nghiệp hay không. Đây không chỉ là thắc mắc của riêng bạn đâu, cũng có rất nhiều người có chung suy nghĩ với bạn. Vậy thì hãy cùng Luật Nguyễn ACE chúng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.

VIÊN CHỨC CÓ ĐƯỢC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP KHÔNG?

Với câu hỏi “Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?” chúng tôi xin trả lời là Viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp” bởi những lý lẽ sau đây:

  • Thứ nhất, Viên chức là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong cơ quan Nhà nước. Việc thành lập doanh nghiệp dù để phục vụ mục đích tư lợi hay bất kỳ lý do nào thì đều không đảm bảo được sự khách quan liên quan tới lợi ích của nhà nước và của nhân dân.
  • Thứ hai, theo điểm b, khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng có quy định rõ viên chức là đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp.
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không

VIÊN CHỨC CÓ ĐƯỢC GÓP VỐN KHÔNG?

Bên cạnh câu hỏi viên chức có được thành lập doanh nghiệp không thì vấn đề viên chức có được góp vốn không cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Viên chức được góp vốn vào doanh nghiệp nhưng trong khuôn khổ giới hạn sau đây:

  • Không được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã nếu như pháp luật không có quy định khác.
  • Không được phép tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác trong đơn vị mình làm việc, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
  • Không được phép thành lập hay quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý.
  • Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm mục đích kinh doanh;

QUYỀN CỦA VIÊN CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bên trên, chúng tôi đã trả lời câu hỏi “viên chức có được thành lập doanh nghiệp không”, tiếp dưới đây, chúng tôi sẽ khái quát quyền của viên chức trong hoạt động kinh doanh. Theo Điều 14 Luật Viên chức 2014, trong hoạt động kinh doanh, viên chức có quyền sau:

  • Viên chức được phép hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ví dụ như bác sĩ, y tá ngoài giờ làm việc tại bệnh viện có thể khám chữa bệnh tại nhà với mục đích lợi nhuận. Hoặc giáo viên, giảng viên có thể giảng dạy thêm tại nhà sau thời gian làm việc trên trường nhằm mục đích kinh doanh.

  • Viên chức được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng không ảnh hưởng tới sự hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đó làm việc.
  • Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty hay bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học nếu như pháp luật chuyên ngành không có quy định khác.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp

CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CÓ QUYỀN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Chúng tôi đã giải đáp toàn bộ vướng mắc xoay quanh câu hỏi Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Sau đây, chúng tôi xin cung cấp thêm một chút kiến thức về quyền thành lập doanh nghiệp của các đối tượng theo quy định pháp luật.

Đối tượng không được thành lập doanh nghiệp
Đối tượng không được thành lập doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì các đối tượng sau sẽ không có quyền thành lập doanh nghiệp với bất kỳ loại hình công ty nào:

  • Thứ nhất, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang sử dụng tài sản nhà nước để thành lập công ty kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

Có nghĩa rằng, trong một số trường hợp thì cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang vẫn được thành lập doanh nghiệp nhưng nhằm mục đích phục vụ lợi ích chung của toàn dân.

  • Thứ hai, cán bộ, công chức, viên chức

Với nhóm đối tượng này, chúng tôi đã phân tích tương đối kỹ thông qua câu hỏi “Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?” ở bên trên. Cán bộ, công chức, viên chức là các cá nhân làm việc trong cơ quan Nhà nước, họ nắm những chức danh – chức vụ nhất định, việc thành lập doanh nghiệp sẽ không đảm bảo được sự khách quan khi làm nhiệm vụ tại cơ quan Nhà nước.

  • Thứ ba, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những cá nhân được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Thứ tư, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Thứ năm, người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;  có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức kinh tế không có tư cách pháp nhân;

Vốn dĩ đây là quy định rất hợp lý, sự hạn chế thành lập doanh nghiệp đối với các chủ thể này là vô cùng cần thiết bởi lẽ người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển mọi mặt về thể chất, kiến thức đời sống, kinh nghiệm,… nên việc quản lý hay đứng đầu một công ty là không khách quan. Tương tự đối với trường hợp bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự dẫn đến việc khó khăn khi quản lý, vận hành doanh nghiệp.

  • Thứ sáu, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang trong thời hạn chấp hành hình phạt tù, đang bị xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc theo quyết định của Toà án, bị  cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

Nói ngắn gọn đây là những trường hợp cá nhân đã hoặc có thể có hành vi vi phạm pháp luật nên việc tham gia thành lập doanh nghiệp sẽ dẫn đến những hệ quả pháp lý nhất định. Để hạn chế trường hợp này xảy ra thì đôi khi cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu nộp kèm Phiếu lý lịch tư pháp khi thực hiện thủ tục thành lập công ty. Phiếu lý lịch tư pháp là căn cứ xác định án tích của một chủ thể.

  • Thứ bảy, pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự khi phạm tội. Đây là một trong những hình phạt bổ sung được quy định tại Điều 33 BLHS 2015.

Qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?” và cũng mở rộng kiến thức về các đối tượng không được thành lập doanh nghiệp.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *