Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mới nhất

Kiểm toán báo cáo tài chính là công việc thường làm của các kiểm toán viên đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp để tăng độ tin cậy về thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Vậy quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện như thế nào? Liên hệ ngay với Luật Nguyễn ACE để được hỗ trợ thực hiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nhanh nhất, chính xác theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Kiểm toán báo cáo tài chính

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 5 của Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì “kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán”.

Như vậy, có thể hiểu đơn giảm kiểm toán báo cáo tài chính chính là công việc của kiểm toán viên trong doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra, báo cáo trung thực với doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những số liệu, thông tin được thể hiện trong báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán.

Kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán báo cáo tài chính

Các quy định về kiểm toán báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập vào mỗi kỳ kê toán cần được kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và là công việc bắt buộc phải thực hiện để đánh giá được quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Kiểm toán báo cáo tài chính được thể hiện qua một số quy định sau.

Xem thêm: Thời gian nộp báo cáo tài chính

Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính

Căn cứ theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán số 200 được ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 06 tháng 12 năm 2012 thì mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính được quy định như sau:

“Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.

Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.”

Như vậy, theo quy định trên thì có thể khái quát mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy, xác định tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính cho người sử dụng. Từ việc kiểm toán báo cáo tài chính thì người sử dụng (còn gọi là bên thứ ba) có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính doanh nghiệp đề có thể đưa ra được những đánh giá, ý kiến về các khía cạnh trọng yếu của doanh nghiệp.

Các quy định về kiểm toán báo cáo tài chính
Các quy định về kiểm toán báo cáo tài chính

Vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán báo cáo tài chính mang đến vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp lập báo cáo tài chính mà còn tác động quan trọng đến những đối tượng bên ngoài khác. Cụ thể như sau:

– Vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp: Từ việc kiểm toán có thể giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận cụ thể những tồn tại, vướng mắc thông qua những số liệu biết nói. Từ đó doanh nghiệp có thể tìm ra hướng khắc phục và tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp;

– Vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính đối với nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp: Thông qua kết quả kiểm toán, các nhà đầu tư và những cổ đông có thể có được các nhìn tổng quan về tình hình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức. Từ đó các nhà đầu tư, cổ đông có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt và hiệu quả trong việc đầu tư để phát sinh lời;

– Vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính đối với cơ quan thuế: Thông qua những con số và kết quả kiểm toán, xác minh tính hợp lệ của báo cáo tài chính thì cơ quan thuế có thể xác định số tiền thuế mà tổ chức, doanh nghiệp phải nộp chính xác, đầy đủ và tiết kiệm thời gian.

Xem thêm: Các loại báo cáo tài chính

Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính hiện nay bao gồm 02 nhóm đối tượng, bao gồm: những đối tượng bắt buộc phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và những đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính.

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Việc kiểm toán báo cáo tài chính phải được thực hiện theo quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mà pháp luật quy định. Theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tế thực hiện thì quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được thực hiện theo trình tự 03 giai đoạn sau:

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Giai đoạn 1: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính trước hết được thực hiện bởi việc lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính. Theo đó, kế hoạch được lập ra để thực hiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính phải mô tả đầy đủ phạm vi kiểm toán và phương thức tiến hành kiểm toán.

Việc lập kế hoạch cho quy trình kiểm toán báo cáo tài chính là dựa theo yêu cầu của khách hàng hoặc tính chất công việc cần thực hiện. Theo đó, kế hoạch kiểm toán báo tài chính cân được lập theo 02 nội dung chính là: Kế hoạch tổng thể và Chương trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Theo đó, việc lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính được xây dựng dựa trên sự tìm hiểu khách hàng để từ đó xác định được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có những định hướng, kế hoạch kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp.

Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo kế hoạch đã lập ra

Đây là giai đoạn mà kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm soát, phân tích và kiểm tra chi tiết về tính xác thực, hợp lệ trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo đó quy trình kiểm toán báo cáo tài chính ở giai đoạn 2 này được thực hiện theo trình tự 02 bước sau:

  • Bước 1: Thực hiện các khảo sát;
  • Bước 2: Thực hiện phân tích và kiểm tra chi tiết các số liệu trong báo cáo tài chính cũng như kết quả khảo sát. Việc kiểm tra ở bước này để kiểm toán viên có thể kiểm tra những số liệu sai sót bằng tiền trong các khoản mục chi tiêu thể hiện trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Giai đoạn 3: Kết thúc kiểm toán báo cáo tài chính

Sau khi thực hiện hoàn tất các giai đoạn trên thì kiểm toán viên phải tổng hợp kết quả khảo sát, kết quả kiểm tra, phân tích và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo để hoàn tất quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Theo đó, ở giai đoạn này thì kiểm toán viên cần thực hiện một số nội dung công việc sau:

  • Tiến hành xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến của doanh nghiệp hay còn gọi là khoản nợ tiềm ẩn ngoài ý muốn;
  • Xem xét sự việc xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán;
  • Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị;
  • Thực hiện thu thập thư giải trình của Ban giám đốc (nếu có)…

Công ty nào cần thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 37 Luật Kiểm toán độc lập năm 2011 và Điều 15 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành thì các tổ chức, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính theo trình tự kiểm toán báo cáo tài chính đã phân tích tại mục 3 của bàn viết này bao gồm:

Công ty nào cần thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
Công ty nào cần thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
  • Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán;
  • Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
  • Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
  • Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
  • Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
  • Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

Lời kết

Trên đầy là những thông tin quy định về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mà pháp luật quy định cũng như thực tế thực hiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp cũng như các công ty kiểm toán và kiểm toán viên. Để hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, quý bạn đọc hãy liên hệ ngay với Luật Nguyễn ACE để được tư vấn và hỗ trợ những dịch vụ liên quan đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *