Vốn điều lệ là gì? Những trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ

Trong lĩnh vực doanh nghiệp, trong việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, vốn điều là là yếu tố quan trọng không thể thiểu. Vậy vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ có vai trò như thế nào đối với hoạt động của mỗi doanh nghiệp? Cùng Luật Nguyễn ACE tìm hiểu những quy định của pháp luật về vốn điều lệ thông qua bài viết dưới đây.

Vốn điều lệ là gì?

Để trả lời cho câu hỏi “Vốn điều lệ là gì?” chúng ta căn cứ theo quy định tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì vốn điều lệ được quy định như sau: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.”

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là gì? – Luật Nguyễn ACE

Như vậy, có thể hiểu vốn điều lệ là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp. Vốn điều lệ là số vốn ban đầu quyết định nên sự hình thành của doanh nghiệp, là cơ sở để xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp hay các thành viên trong công ty. Từ đó để xác định tỷ lệ phân chia lợi nhuận, phân chia nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên góp vốn của doanh nghiệp.

Xem thêm: Vốn điều lệ có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp hiện nay

Vốn điều lệ của doanh nghiệp được quy định là bao nhiêu?

Sau khi đã hiểu vốn điều là gì, chúng ta tiếp tục tìm hiểu quy định của pháp luật về mức vốn điều lệ cho phép. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 không quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu và tối đa đối với các doanh nghiệp. Vốn điều lệ được tạo dựng dựa trên khả năng kinh tế cũng như mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tự quyết định vốn điều lệ của mình. Nếu doanh nghiệp được thành lập có quy mô hoạt động rộng lớn, có tiềm lực kinh tế tài chính tốt thì nhà đầu tư doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ lớn. 

Vốn điều lệ của doanh nghiệp được quy định là bao nhiêu?

Vốn điều lệ là gì? Vốn điều lệ của doanh nghiệp được quy định là bao nhiêu?

Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp được thành lập để kinh doanh những ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định như kinh doanh dịch vụ bảo vệ, ngân hàng hoặc yêu cầu ký quỹ như kinh doanh dịch vụ sản xuất phim, cho thuê lại lao động,… thì phải lưu ý vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định hay ký quỹ theo quy định của ngành nghề cụ thể.

Nếu quý bạn đọc đang tìm hiểu về việc xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp trong việc thành lập doanh nghiệp, bạn chưa biết xác định vốn điều lệ như thế nào cho phù hợp thì đừng chần chừ, hãy liên hệ với Luật Nguyễn ACE để được tư vấn việc xác định vốn điều lệ phù hợp với khả năng kinh tế, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Xem thêm: Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ – Luật Nguyễn ACE

Những trường hợp thực hiện tăng, giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp hiện hành không giới hạn về vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập. Thêm vào đó, pháp luật cũng cho phép doanh nghiệp có thể điều chỉnh tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.

Tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

Tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

Tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp mà việc điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ sẽ được thực hiện khác nhau theo quy định pháp luật. Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với trường hợp thực hiện tăng, giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên

Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập công ty là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và được ghi trong điều lệ công ty.

Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng, giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

  1. Tăng vốn điều lệ Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Tăng vốn góp của thành viên góp vốn công ty;
  • Tiếp nhận thêm thành viên góp vốn

Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 52 của Luật Doanh nghiệp 2020. Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số vốn còn lại của phần vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác.

  1. Giảm vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của thành viên trong vốn điều lệ của công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp và phải bảo đảm đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác khi đã hoàn trả cho thành viên góp vốn;
  • Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Công ty mua lại phần vốn góp của các thành viên theo quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

Tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

Thứ hai, đối với trường hợp được tăng, giảm vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên

Theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên được xác định là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2020, Công ty TNHH một thành viên được thực hiện tăng, giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

  1. Việc tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên là do chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Cụ thể trong các trường hợp sau
  • Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn;
  • Chủ sở hữu công ty huy động thêm phần vốn góp của người khác.

Lưu ý: Trường hợp tăng vốn do chủ sở hữu công ty huy động thêm phần vốn góp của người khác thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Từ đó đồng nghĩa với việc công ty phải thực hiện việc chuyển đổi loại hình sang công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020.

  1. Trường hợp giảm vốn điều lệ của Công ty TNHH một thành viên
  • Giảm vốn điều lệ khi hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp và phải bảo đảm thanh toán đầy đủ các khoản nợ và thực hiện hoàn tất các nghĩa vụ tài sản khác sau khi hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
  • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

Tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

Thứ ba, đối với trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của Công ty cổ phần

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần và các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được xác định là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty khi thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Khác so với vốn góp và thành viên góp vốn của mô hình Công ty TNHH thì vốn điều lệ của Công ty cổ phần được biểu hiện bằng hình thức cổ phần và người sở hữu cổ phần (cổ đông). Theo đó, việc tăng, giảm vốn điều lệ của Công ty cổ phần được thực hiện trong các trường hợp sau:

  1. Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần. Cụ thể bao gồm các trường hợp sau
  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ;
  • Chào bán cổ phần ra công chúng.
  1. Trường hợp giảm vốn điều lệ của Công ty cổ phần
  • Giảm vốn điều lệ theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả lại một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty nếu Công ty cổ phần đó đã có hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và phải bảo đảm thanh thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho cổ đông;
  • Vốn điều lệ của công ty không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2020;
  • Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

Tăng, giảm vốn điều lệ doanh nghiệp

Thứ tư, đối với trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của Công ty hợp danh

Vốn điều lệ của công ty hợp danh được xác định là tổng giá trị tài sản do các thành viên hợp danh của công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thực hiện thành lập công ty.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì công ty hợp danh có thể tăng, giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau:

  • Công ty hợp danh có thể tăng vốn bằng cách tự bỏ thêm tài sản hoặc thông qua việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn;
  • Công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ thông qua việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020.

Trên đây là các thông tin về vốn điều lệ của doanh nghiệp mà Luật Nguyễn ACE cung cấp đến quý bạn đọc. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết vốn điều lệ là gì, hhững trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ dịch vụ nhanh chóng, chính xác với giá thành hợp lý.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *