Các Trường Hợp Chuyển Đổi Loại Hình Doanh Nghiệp

Trong quá trình hoạt động, căn cứ vào quy mô, cơ cấu tổ chức, thành phần nhân sự,… mà công ty có thể đưa ra quyết định tổ chức lại doanh nghiệp sao cho phù hợp. Với mỗi trường hợp sẽ có những phương thức khác nhau. Luật Nguyễn ACE cũng là đơn vị hỗ trợ khách hàng đối với tất cả các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Theo Điều 203, 204, 205 Luật Doanh nghiệp 2020, có tất cả các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sau:

  • Trường hợp 1: Chuyển đổi loại hình công ty TNHH thành công ty cổ phần;
  • Trường hợp 2: Chuyển đổi loại hình công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên;
  • Trường hợp 3: Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH; công ty cổ phần, công ty hợp danh;
  • Trường hợp 4: Chuyển đổi loại hình công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Theo khoản 31, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp để phù hợp với quy mô, cách thức, vốn,… của doanh nghiệp đó. Theo đó, doanh nghiệp có sự chuyển đổi quy chế pháp lý từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật liên quan.

Xem thêm: Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

CÁC PHƯƠNG THỨC CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP 2023

Theo Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020, chuyển đổi loại hình công ty TNHH thành công ty cổ phần bởi một trong các phương thức sau đây:

  • Không huy động thêm cá nhân, tổ chức khác cùng góp vốn cũng như không chào bán cổ phần của tổ chức cá nhân. Tức là với phương thức này, vẫn giữ nguyên phần vốn góp, số lượng thành viên như ban đầu, về cơ bản không thay đổi thành phần nội bộ công ty;
  • Huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn làm cho số vốn cũng tăng lên;
  • Bán toàn bộ hoặc một phần vốn góp;
  • Ngoài ra, Luật cũng rất linh động khi cho phép doanh nghiệp kết hợp các phương thức với nhau hoặc sử dụng phương thức khác.

Theo Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2020, chuyển đổi loại hình công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì có thể sử dụng một trong các phương thức sau đây:

  • Một cổ đông nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tương ứng của tất cả cổ đông còn lại đồng nghĩa với việc sẽ trở thành chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên;
  • Các cổ đông của công ty chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình trong công ty cổ phần cho một cá nhân/tổ chức khác;
  • Công ty chỉ còn một lại cổ đông, đây cũng trường hợp công ty không duy trì đảm bảo số lượng cổ đông dẫn đến việc phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Theo Điều 204 Luật Doanh nghiệp 2020, chuyển đổi loại hình công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì có thể sử dụng một trong các phương thức sau đây:

  • Không huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác, vẫn duy trì số vốn như ban đầu. Về cơ bản phương thức này không làm thay đổi thành phần cốt cán của công ty
  • Huy động thêm hoặc chuyển nhượng cổ phần cho tổ chức, cá nhân khác
  • Công ty cổ phần  chỉ còn hai cổ đông. Bởi lẽ, theo khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty cổ phần phải duy trì tối thiểu 3 cổ đông. Nếu còn 2 cổ đông thì chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là điều cần thiết
  • Ngoài ra, Luật cũng rất linh động khi cho phép doanh nghiệp kết hợp các phương thức với nhau hoặc sử dụng phương thức khác

Theo Điều 206, Luật không quy định về các phương thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH; công ty cổ phần, công ty hợp danh mà quy định các điều kiện được chuyển đổi. Về cơ bản, sẽ bao gồm các điều kiện chuyển đổi loại hình như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân đó có ngành nghề kinh doanh hợp pháp, tên đúng quy định pháp luật, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ và nộp lệ phí đầy đủ (Điều 27);
  • Chủ doanh nghiệp phải cam kết được về các khoản nợ và cam kết trả khoản nợ đó;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng;
  • Chủ doanh nghiệp cam kết với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

NỘI DUNG CÔNG VIỆC LUẬT NGUYỄN ACE THỰC HIỆN ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP CHUYỂN ĐỔI LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Tư vấn pháp luật về thủ tục, hồ sơ thực hiện đối với các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  • Tư vấn pháp luật về thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chính xác theo quy định pháp luật;
  • Tư vấn về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để chuyển đổi sao cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của công ty.Đảm bảo loại hình mấy thuận lợi nhất cho sự phát triển của công ty
  • Tư vấn điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề cụ thể khi chuyển đổi loại hình;

Soạn thảo đơn từ, mẫu biểu cho khách hàng nếu như khách hàng có nhu cầu

  • Soạn thảo các đơn từ, biểu mẫu về hồ sơ thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật
  • Soạn thảo các biểu mẫu về kê khai thuế  cho doanh nghiệp
  • Hoàn thiện hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình hoạt động

Nhận ủy quyền làm việc với cơ quan chức năng để hoàn thành công việc

  • Thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp dựa trên phạm vi uỷ quyền/đại diện
  • Tư vấn và thay mặt khách hàng khai báo các loại thuế sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Luật Nguyễn ACE luôn sẵn lòng đồng hành cùng quý khách hàng đối với tất cả các trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nói riêng, pháp lý doanh nghiệp nói chung.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *