Báo cáo tài chính là công việc mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện khi đến kỳ báo cáo tài chính. Đây là công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác nên có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Liên hệ ngay với Luật Nguyễn ACE để được hướng dẫn làm báo cáo tài chính chuẩn nhất và nhanh nhất theo quy định của pháp luật.
Quy định chung về báo cáo tài chính
Thứ nhất, khái niệm “báo cáo tài chính”
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015 thì báo cáo tài chính được quy định “là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán”.
Thứ hai, các loại báo cáo tài chính hiện nay
Căn cứ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành thì hiện nay có các loại báo cáo tài chính sau:
- Báo cáo tài chính hàng năm;
- Báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ và dàn tóm lược);
- Báo cáo tài chính hợp nhất,…
Thứ ba, mục đích của báo cáo tài chính
Căn cứ theo quy định tại Điều 97 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC thì việc doanh nghiệp lập báo cáo tài chính nhằm mục đích sau:
- Để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước cũng như nhu cầu hữu ích của những người sử dụng báo cáo trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế;
- Để cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” để giải trình thêm các vấn đề về chi tiêu đã được phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chinh sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.
Thứ tư, đối tượng của báo cáo tài chính
Tuỳ từng loại báo cáo tài chính thì đối tượng lập báo cáo tài chính được áp dụng như sau:
- Đối với Báo cáo tài chính năm thì được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và thành phần kinh tế;
- Đối với Báo cáo tài chính giữa niên độ (lập theo quý hoặc bán niên – 06 tháng/1 lần) được áp dụng đối với các đối tượng là Doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp khác (khuyến khích nhưng không bắt buộc).
Ngoài ra, pháp luật còn ban hành một số quy định khác về báo cáo tài chính như: Nguyên tắc lập báo cáo tài chính, thời hạn nộp báo cáo tài chính,…
Hướng dẫn làm báo cáo tài chính
Luật Nguyễn ACE sẽ hướng dẫn làm báo cáo tài chính thông qua các bước sau:
Bước 1: Kế toán doanh nghiệp cần tập hợp, sắp xếp chứng từ kế toán doanh nghiệp
Việc hướng dẫn làm báo cáo tài chính cho doanh nghiệp thì trước hết, doanh nghiệp cần tiến hành thu thập đầy đủ các chứng từ kế toán, sắp xếp các chứng từ đó theo trình tự để phản ánh chính xác nhất hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ kế toán.
Bên cạnh đó, ngoài việc tập hợp, sắp xếp những loại chính từ bắt buộc thì doanh nghiệp có thể tập hợp thêm những chứng từ đi kèm như những chứng từ phụ thuộc vào nhu cầu quản lý, sử dụng, kiểm soát cũng như quy chế về tài chính riêng của doanh nghiệp đó.
Bước 2: Hạch toán kế toán
Sau khi thực hiện bước 1 thì kế toán doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ lập báo cáo sẽ phải ghi chép vào sổ kế toán. Hiện nay, với thời đại công nghệ 4.0, Luật Nguyễn ACE hướng dẫn làm báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp ở bước 2 này có thể thực hiện hạch toán bằng excel hoặc phần mềm kế toán.
Theo đó, nếu quy doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán thì sẽ dễ dàng tìm kiếm, sửa chữa hay xoá bỏ những thông tin sai sót, cần phải thay thế. Việc sử dụng phần mềm kế toán giúp việc hạch toán nhanh chóng, dễ kiểm soát và khắc phục những lỗi nhập sai.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán giá rẻ
Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong kỳ kế toán (hàng năm hoặc theo quý)
Để kê khai được bản báo cáo tài chính năm một cách chuẩn xác, Luật Nguyễn ACE hướng dẫn làm báo cáo tài chính cho quý doanh nghiệp thực hiện việc phân loại này cần phân loại rõ ràng các nghiệp vụ phát sinh như: Phân loại các chi phí trả trước, chi phí khấu hao,…
Bước 4: Rà soát và tổng hợp các khoản ước tính, điều chỉnh
Theo Luật Nguyễn, quý doanh nghiệp có thể thực hiện rà soát và tổng hợp những công việc sau:
- Rà soát nhóm hàng tồn kho;
- Rà soát nhóm công nợ phải thu hồi và phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán;
- Rà soát các khoản chi phí phải trả trước;
- Rà soát tài sản cố định;
- Rà soát doanh thu;
- Rà soát giá vốn;
- Rà soát chi phí quản lý doanh nghiệp…
Sau khi rà soát các khoản chi phí nêu trên thì doanh nghiệp có thể tính toán và bổ sung được những khoản chi phí thiếu hụt và điều chỉnh kịp thời khi có sai sót xảy ra.
Bước 5: Thực hiện kiểm tra và đối chiếu số liệu, sổ sách
Việc kiểm tra và đối chiếu số liệu sổ sách được xem là bước quan trọng bởi đây là bước kiểm tra để hoàn tất những số liệu để đưa vào báo cáo tài chính nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo Luật Nguyễn, khi kiểm tra và đối chiếu số liệu, sổ sách, quý doanh nghiệp nên kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán của từng tài khoản riêng biệt, kiểm tra và đối chiếu giữa các tài khoản với nhau, giữa các tài khoản và chứng từ thực tế để dễ dàng kiểm soát số liệu kế toán của doanh nghiệp.
Bước 6: Bút toán tổng hợp và kết chuyển
Sau khi thực hiện xong bước 4 và bước 5 thì quý doanh nghiệp sẽ bút toán tổng hợp tất cả những số liệu đã được rà soát, kiểm tra và bổ sung. Sau đó sẽ thực hiện kết chuyển lãi hoặc lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp trong năm.
Lưu ý kế toán viên sẽ tiến hành thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lỗ, lãi và đồng thời đảm bảo các tài khoản từ đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ.
Với thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, quý doanh nghiệp có thể thực hiện việc bút toán kết chuyển thông qua phần mềm kế toán- HTKK. Theo đó, quý doanh nghiệp chỉ cần nhập thời gian theo yêu cầu của phần mềm thì kết chuyển sẽ được tiến hành nhanh chóng, tự động và chính xác.
Bước 7: Lập báo cáo tài chính
Sau khi thực hiện 6 bước trên, quý doanh nghiệp đã có những số liệu kế toán chính xác thì có thể chuyển qua thực hiện bước 7- Lập báo cáo tài chính. Lưu ý, với mỗi quy mô doanh nghiệp (quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ…) thì sẽ thực hiện lập báo cáo tài chính theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính thông qua từng thông tư hướng dẫn riêng. Cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ thì sẽ thực hiện lập báo cáo tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC;
- Đối với doanh nghiệp hoạt động không xét đến quy mô doanh nghiệp, hoạt động trong mọi lĩnh vực, loại hình và mọi thành phần kinh tế thì sẽ thực hiện lập báo cáo tài chính theo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
Như đã trình bày ở trên, việc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện nay đã đơn giản và dễ dàng hơn bởi các doanh nghiệp có thể thực hiện trên excel hoặc phần mềm kế toán. Việc thực hiện trên các phần mềm này chỉ cần nhập từng thông tin theo yêu cầu, thực hiện bước kết chuyển lãi/ lỗ thì quý doanh nghiệp đã có thể xem ngay bộ báo cáo tài chính của doanh nghiệp mình trên phần mềm.
Xem thêm: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Vậy là Luật Nguyễn ACE đã hướng dẫn làm báo cáo tài chính cho bạn rồi đó, không chỉ dừng lại ở đó, có rất nhiều doanh nghiệp khi làm BCTC đã mắc phải một số lỗi cơ bản. Hãy cũng lưu ý những điều này nhé.
Một số lưu ý khi làm báo cáo tài chính
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ lập báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp trên cả nước và kinh nghiệm trong việc hướng dẫn làm báo cáo tài chính, Luật Nguyễn ACE đã rút ra và xin chia sẻ tới quý doanh nghiệp một số lưu ý khi lập báo cáo tài chính như sau:
- Thứ nhất, khi lập báo cáo tài chính thì cần phải đối chiếu công nợ cuối năm để có số liệu chính xác ghi vào báo cáo tài chính;
- Thứ hai, thực hiện kiểm tra và kê khai quỹ tiền mặt cuối năm;
- Thứ ba, thực hiện đối chiếu các khoản nợ thuế với cơ quan thuế, nợ lương với người lao động và nợ tiền bảo hiểm xã hội với cơ quan Bảo hiểm xã hội…
Ngoài ra còn rất nhiều lưu ý khác mà Luật Nguyễn ACE đã rút ra được trong quá trình thực hiện lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên với dụng lượng cho phép của bài viết, chúng tôi chỉ chia sẻ một số những lưu ý nổi bật để quý doanh nghiệp có thể lưu ý khi lập báo cáo tài chính.
Nếu doanh nghiệp còn băn khoăn và có thắc mắc về cách lập báo cáo tài chính và những lưu ý khi lập báo cáo tài chính thì hãy liên hệ ngay với Luật Nguyễn ACE để được tư vấn, hướng dẫn làm báo cáo tài chính cụ thể và chia sẻ những kinh nghiệm khi làm báo cáo tài chính.