Mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính theo luật

Các doanh nghiệp có trách nhiệm lập báo cáo tài chính phải thực hiện nộp báo cáo tài chính theo đúng thời gian mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, việc lập báo cáo tài chính phải cần sự tỉ mỉ, chính xác nên bộ phận kế toán của nhiều doanh nghiệp thực hiện lập báo cáo tài chính mất nhiều thời gian đã dẫn đến việc nộp chậm báo cáo tài chính. Vậy mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính được quy định như thế nào?

Thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành

Thời gian nộp báo cáo tài chính hiện nay được quy định riêng đối với từng loại hình doanh nghiệp và kỳ lập Báo cáo mà doanh nghiệp thực hiện. Căn cứ theo quy định tại tại Điều 109 Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành thì thời hạn nộp báo cáo tài chính được thực hiện như sau:

Thời gian nộp báo cáo tài chính
Thời gian nộp báo cáo tài chính

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính đối với Doanh nghiệp Nhà nước

Thời gian nộp báo cáo tài chính đối với Doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện phụ thuộc vào loại hình báo cáo tài chính mà doanh nghiệp thực hiện. Thời gian nộp báo cáo tài chính hàng năm sẽ khác với thời gian nộp báo cáo tài chính quý. Cụ thể như sau:

– Thứ nhất, thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý đối với Doanh nghiệp Nhà nước. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 109 Thông tư số 200/2014/TT-BTC thì thời gian nộp báo cáo tài chính quý được thực hiện trong thời hạn sau:

  • Đối với đơn vị kế toán phải nộp Báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán theo quý;
  • Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước thì thời hạn quy định chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán theo quý;
  • Đối với đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước thì thời hạn nộp Báo cáo tài chính quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn mà công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

– Thứ hai, thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm đối với Doanh nghiệp Nhà nước. Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 109 Thông tư số 200/2014/TT-BTC thì Doanh nghiệp Nhà nước khi nộp Báo cáo tài chính năm cần thực hiện theo thời gian luật định:

  • Đối với đơn vị kế toán thì thời gian nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
  • Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước thì thời gian nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
  • Đối với đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước thì thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn mà công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Thời hạn nộp Báo cáo tài chính đối với các loại hình doanh nghiệp khác

Thời gian để các loại hình doanh nghiệp khác thực hiện nộp Báo cáo tài chính được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 109 Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Theo đó, các doanh nghiệp này cần lưu ý về thời gian như sau:

  • Đối với đơn vị kế toán là Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh thì thời gian nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
  • Đối với những đơn vị kế toán thuộc loại hình doanh nghiệp khác thì thời gian nộp Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
  • Đối với những đơn vị trực thuộc đơn vị kế toán của những doanh nghiệp nêu trên thì thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên sẽ do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Xem thêm: Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính

Pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể về thời gian mà doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Do đó, nếu nộp chậm báo cáo tài chính theo quy định thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.

Mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính
Mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2  Điều 12 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành thì doanh nghiệp vi phạm về thời gian nộp báo cáo tài chính sẽ bị áp dụng mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính sau:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định;
  • Công khai báo cáo tài chính chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định;
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải kiểm toán báo cáo tài chính;
  • Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
  • Công khai báo cáo tài chính không kèm theo báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
  • Công khai báo cáo tài chính chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định.

Như vậy, theo quy định trên, Luật Nguyễn ACE xin tóm lược những mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp như sau:

  • Áp dụng mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời gian quy định;
  • Áp dụng mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời gian quy định.

Như vậy, việc áp dụng mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính đối với những doanh nghiệp nộp chậm được chia thành 02 mốc thời gian là chậm dưới 03 tháng và nộp chậm từ 03 tháng trở lên so với thời gian mà pháp luật quy định. Theo quy định trên thì mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính được quy định cao nhất lên đến 20 triệu đồng.

Các lưu ý để hạn chế nộp chậm báo cáo tài chính

Bên cạnh việc quan tâm đến mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính, để hạn chế việc này, bộ phận kế toán của doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp cần phải lưu ý một số điểm sau:

Các lưu ý để hạn chế nộp chậm báo cáo tài chính
Các lưu ý để hạn chế nộp chậm báo cáo tài chính

Thứ nhất, nắm chắc thời gian nộp báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật

Các doanh nghiệp cần lưu ý, thời gian nộp báo cáo tài chính đã được Luật Nguyễn ACE trình bày tại mục “Thời gian nộp báo cáo tài chính” của bài viết này.

Theo đó, đối với doanh nghiệp Nhà nước chậm nhất là 20 ngày đến 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán tuỳ từng loại hình doanh nghiệp đối với việc nộp báo cáo tài chính quý. Và đối với báo cáo tài chính hàng năm thời gian nộp báo cáo tài chính chậm nhất được quy định là 30 ngày, có loại hình doanh nghiệp còn lên đến 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

Đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước, thời gian chậm nhất để các doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính hàng năm là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán trong năm đối với công ty tư nhân, công ty hợp danh. Thời gian nộp báo cáo tài chính hàng năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm đối với những loại hình doanh nghiệp ngoài Nhà nước khác.

Thứ hai, doanh nghiệp cùng bộ phận kế toán lên kế hoạch lập báo cáo tài chính theo đúng tiến hộ

Nắm rõ các quy định về thời gian nộp báo cáo tài chính, doanh nghiệp cùng bộ phận kế toán phải lên kế hoạch cụ thể cho từng bước lập báo cáo tài chính.

Các doanh nghiệp có thể lưu ý ghi chép ngay các hoạt động kế toán, tài chính của doanh nghiệp sau khi thực hiện để khi lập báo cáo tài chính chỉ cần tổng hợp và sắp xếp thì sẽ dễ dàng rút ngắn thời gian lập báo cáo tài chính. Việc ghi chép ngay lập tức những thông tin về hoạt động kế toán, tài chính tại thời điểm nó diễn ra còn giúp cho doanh nghiệp thể hiện được đầy đủ và chính xác những thông tin trong báo cáo tài chính.

Thứ ba, lựa chọn một công ty chuyên về kế toán- thuế để được hỗ trợ lập báo cáo tài chính

Những công ty chuyên về lĩnh vực kế toán thuế có kinh nghiệm, giàu kiến thức về lĩnh vực kế toán sẽ giúp quý doanh nghiệp thực hiện tốt việc lập báo cáo tài chính. Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với Luật Nguyễn ACE để được hỗ trợ lập báo cáo tài chính nhanh chóng, chính xác và đúng thời gian quy định.

Luật Nguyễn ACE hỗ trợ quý doanh nghiệp lập báo cáo tài chính với mức giá tốt nhất, với đội ngũ chuyên viên giàu kiến thức, kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ kế toán tốt nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Quý doanh nghiệp có thể tham khảo Bảng giá Kế toán trọn gói tại Luật Nguyễn ACE dưới đây.

Bảng giá dịch vụ kế toán trọn gói

ĐVT: VN đồng

TT SỐ LƯỢNG HÓA ĐƠN/THÁNG NGÀNH DỊCH VỤ

(Mức phí/tháng)

NGÀNH THƯƠNG MẠI

(Mức phí/tháng)

NGÀNH XÂY DỰNG

(Mức phí/tháng)

NGÀNH XÂY SẢN XUẤT/GIA CÔNG

(Mức phí/tháng)

1 Không phát sinh hóa đơn 500.000 500.000 500.000 500.000
2 Từ 01 – 15 hóa đơn 1.000.000 1.000.000 1.200.000 1.200.000
3 Từ 16 – 30 hóa đơn 1.500.000 1.500.000 1.600.000 1.600.000
4 Từ 31 – 45 hóa đơn 2.000.000 2.000.000 2.200.000 2.200.000
5 Từ 46 – 60 hóa đơn 2.300.000 2.300.000 2.800.000 2.800.000
6 Từ 61 – 80 hóa đơn 2.800.000 2.800.000 3.200.000 3.200.000
7 Từ 81 – 100 hóa đơn 3.200.000 3.200.000 3.600.000 3.600.000
8 Từ 101 – 120 hóa đơn 3.600.000 3.600.000 4.000.000 4.200.000
9 Từ 121 hóa đơn Thỏa thuận Thỏa thuận Thỏa thuận Thỏa thuận

Các công việc chính khi làm dịch vụ kế toán trọn gói

  • Thực hiện báo cáo thuế/tháng: Báo cáo thuế GTGT; Thuế TNCN; Tình hình sử dụng hóa đơn…
  • Thực hiện sổ sách kế toán/tháng: Thực hiện các loại sổ kế toán, Lập bảng lương và soạn thảo hợp đồng….
  • Thực hiện quyết toán năm: Lập tờ khai quyết toán thuế, lập báo cáo tài chính…
  • Tư vấn/giải trình về thuế: Thực hiện tư vấn các nội dung về thuế, kế toán; giải trình với cơ quan thuế khi có yêu cầu…

Trên đây là toàn bộ những nội dung liên quan đến mực phạt nộp chậm báo cáo tài chính theo luật pháp hiện nay. Nếu như bạn có thắc mắc hoặc tìm hiểu thêm những thông tin về báo cáo tài chính, hãy liên hệ với Luật Nguyễn ACE để được tư vấn ngay nhé.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *