So sánh công ty TNHH và công ty cổ phần

Các chủ thể khi có định mở công ty sẽ rất quan tâm về loại hình công ty. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần là hai loại hình thường được đặt lên bàn cân để so sánh. Bài viết hôm nay, Luật Nguyễn ACE sẽ so sánh công ty TNHH và công ty cổ phần.

SO SÁNH CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN VỀ SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN/CỔ ĐÔNG

Quy định về thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên

Theo khoản 1, điều 74, đúng như tên gọi của loại hình này, số lượng thành viên công ty TNHH 1 thành viên là một cá nhân/tổ chức thành lập hay còn gọi là chủ sở hữu công ty.

Quy định về thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn từ 2 thành viên trở lên

  • Số lượng thành viên của công ty tối thiểu là 02 thành viên và số thành viên không được vượt quá năm mươi người đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
  • Loại hình công ty này mang tính chất gia đình vì giữa các thành viên thường có quan hệ thân quen, gần gũi với nhau

Quy định về cổ đông trong công ty cổ phần

  • Số lượng thành viên tối thiểu phải là 3 và luật hiện hành không giới hạn tối đa. Đây cũng là một ưu điểm lớn đối với công ty cổ phần khi cho phép nhiều thành viên tham gia thành lập công ty
So sánh công ty TNHH và công ty cổ phần về cổ đông
So sánh công ty TNHH và công ty cổ phần về cổ đông

SO SÁNH CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN VỀ CẤU TRÚC VỐN

Đối với công ty TNHH 1 thành viên

Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên hiện nay được hiểu là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu đã góp/cam kết góp vào công ty khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Đối với công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên

  • Vốn điều lệ không giới hạn mức vốn tối thiểu và tối đa, trừ trường hợp ngành nghề kinh doanh mà công ty đó đăng ký có quy định về cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định.
  • Vốn điều lệ của công ty không nhất thiết phải chia thành những phần có giá trị bằng nhau và không được thể hiện dưới hình thức cổ phần – cổ phiếu như công ty cổ phần

Đối với công ty cổ phần

  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành các phần bằng nhau, được ghi nhận bằng cổ phiếu. Đây cũng là đặc điểm khác nhau tiêu biểu của so với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Xem thêm: thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

SO SÁNH CÔNG TY TNHH VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN VỀ HUY ĐỘNG VỐN

Một vấn đề khác có thể so sánh công ty TNHH và công ty cổ phần đó là về huy động vốn của các loại hình này, theo Luật Doanh nghiệp, vấn đề này có những sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp.

Vấn đề huy động vốn động với công ty TNHH 1 thành viên

Theo điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên có thể huy động vốn bằng các cách như sau:

  • Chủ sở hữu tự tăng vốn điều lệ công ty. Với tính đặc thù về cấu trúc tổ chức công ty thì chủ sở hữu căn cứ vào tình hình phát triển của công ty để cân nhắc việc góp vốn.
  • Trường hợp huy động vốn từ bên ngoài cũng tương tự.
So sánh công ty TNHH và công ty cổ phần huy động vốn
So sánh công ty TNHH và công ty cổ phần huy động vốn

Vấn đề huy động vốn đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

  • Huy động vốn của công ty TNHH là một biện pháp để đảm bảo cho công ty hoạt động hiệu quả các mục tiêu và kế hoạch.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên huy động bằng nhiều nguồn vốn khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cơ bản của công ty

Thứ nhất, huy động vốn ban đầu của các thành viên công ty

  • Việc góp vốn vào công ty vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên vào công ty
  • Việc thành viên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ việc góp vốn vào công ty như đã cam kết từ trước sẽ ảnh hưởng tới các thành viên khác và hoạt động của công ty
  • Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ thì công ty phải điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên

Thứ hai, huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được phát hành trái phiếu để huy động vốn cũng như nâng cao hoạt động, mở rộng thị trường công ty
  • Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành ra trái phiếu đó
  • Hoạt động phát hành trái phiếu của công ty TNHH 02 thành viên trở lên phải đáp ứng được các điều kiện nhất định theo quy định pháp luật như: Công ty phải có mức vốn điều lệ từ 10 tỷ trở lên; Hoạt động kinh doanh không có lỗ lũy kế; Có phương án phát hành, sử dụng và trả nợ vốn thu được,…
  • Ngoài ra, công ty TNHH có thể huy động vốn bằng cách khác như vay vốn từ tổ chức/cá nhân khác

Vấn đề huy động vốn đối với công ty cổ phần

Thứ nhất, huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu

  • Phương thức này cho phép huy động vốn có hiệu quả các nguồn tài chính trong xã hội để có một số vốn lớn và ổn định cho đầu tư kinh doanh của công ty.
  • Phương thức này giúp doanh nghiệp tăng vốn nhưng không tăng nợ bởi vì những người sở hữu cổ phiếu sẽ trở thành thành viên công ty.
  • Việc phát hành cổ phiếu cũng có nghĩa là bán một phần quyền sở hữu công ty cho người mua cổ phiếu nên có thể dẫn đến thay đổi vị thế của từng cổ đông trong công ty, thay đổi cơ cấu quản lý và kiểm soát công ty.

Thứ hai, huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu

  • Công ty cổ phần phát hành lượng vốn cần thiết dưới hình thức trái phiếu thường có kỳ hạn xác định và bán cho công chúng trong trường hợp cần huy động vốn đề kinh doanh.
  • Hình thức vay vốn bằng phát hành trái phiếu, yêu cầu công ty phải nắm chắc kỹ thuật tài chính để tránh được áp lực nợ khi đến hạn và vẫn có lợi nhuận khi kinh tế suy thoái và lạm phát cao xảy ra.

Thứ  ba, vay vốn từ các ngân hàng thương mại

  • Các Công ty cổ phần thường phải sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng phục vụ nhu cầu tài chính thường xuyên và cho các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
  • Vốn vay ngân hàng có thể có kỳ hạn, thường từ 3 năm trở lên (dài hạn), trung hạn (từ 1 đến 3 năm), ngắn hạn (dưới 1 năm).
  • Việc huy động vốn bằng cách vay ngân hàng cần phải đáp ứng những điều kiện và quy trình chặt chẽ.

Thứ tư, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác để huy động vốn

  • Phương thức này giúp công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách liên doanh liên kết với các công ty khác nhằm tạo vốn cho hoạt động liên doanh nào đó.
  •  Với hình thức này các bên liên doanh cùng tham gia liên doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận với nhau, vốn từ đó mà cũng tăng lên.

Trên đây là bài so sánh công ty TNHH và công ty cổ phần. Dựa trên phân tích này, chúng tôi hy vọng quý doanh nghiệp sẽ có sự cân nhắc trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi mở công ty. Nếu còn gì vướng mắc, vui lòng liên hệ Luật Nguyễn ACE.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *