So sánh hộ kinh doanh và công ty TNHH

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên thành lập hộ kinh doanh và công ty TNHH 1 thành viên thì bài viết dưới đây sẽ phần nào giải quyết thắc mắc giúp các bạn thông qua chủ để so sánh hộ kinh doanh và công ty TNHH 1 thành viên.

GIỚI THIỆU CHUNG ĐỂ SO SÁNH HỘ KINH DOANH VÀ CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

Hộ kinh doanh

  • Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân và con dấu riêng giống như công ty TNHH 1 thành viên
  • Đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh có thể là cá nhân hay hộ gia đình.
  • Hộ kinh doanh cá nhân chỉ có thể kinh doanh tại một địa điểm cụ thể chứ không được phép lập các địa điểm kinh doanh khác hay đơn vị phụ thuộc….

Công ty TNHH 1 thành viên

  • Công ty TNHH 1 thành viên do một cá nhân/tổ chức là chủ sở hữu. Trong đó chủ sở hữu có đầy đủ năng lực pháp luật, hành vi dân sự, năng lực kinh doanh. Đây là đặc điểm phân biệt với công ty cổ phần khi có nhiều cổ đông sáng lập nên.
  • Công ty TNHH 1 thành viên là một trong những loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân được xác lập kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, công ty sẽ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ với tư cách là một thương nhân theo quy định của pháp luật.
  • Công ty không được phát hành cổ phiếu
  • Công ty TNHH 1 thành viên được phát hành trái phiếu để huy động vốn nếu như đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật, điều lệ công ty và căn cứ cứ vào nhu cầu của công ty TNHH 1 thành viên. 
Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty TNHH
Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty TNHH

SO SÁNH HỘ KINH DOANH VÀ CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

So sánh hộ kinh doanh và công ty TNHH 1 thành viên về quy mô kinh doanh

  • Hộ kinh doanh: Đây là loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ hơn so với công ty TNHH nói riêng, doanh nghiệp nói chung. Khi hoạt động loại hình kinh doanh này sẽ không đòi hộ kinh doanh phải có sự tổ chức ban lãnh đạo hay hội đồng quản trị,…

Cung chính vì bản chất hoạt động nhỏ lẻ mà pháp luật không cho phép hộ kinh doanh mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh. 

  • Công ty TNHH 1 thành viên: Loại hình kinh doanh có kế hoạch và chính sách chi tiết, đồng thời có cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động cụ thể, chặt chẽ với các cấp bậc khác nhau.

Công ty TNHH 1 thành viên không giới hạn về việc mở rộng quy mô bằng cách lập thêm các địa điểm kinh doanh hay các đơn vị trực thuộc khác.

So sánh hộ kinh doanh và công ty TNHH 1 thành viên về trách nhiệm tài sản

  • Hộ kinh doanh: Chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ khi đầu tư kinh doanh, thậm chí phải dùng cả tài sản của cá nhân để đảm bảo các khoản nợ
  • Công ty TNHH 1 thành viên: Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty đã đăng ký

So sánh hộ kinh doanh và công ty TNHH 1 thành viên về vốn tài chính 

Hộ kinh doanh

  • Chủ yếu vốn của hộ kinh doanh là tài sản riêng của chủ hộ hoặc của các thành viên trong hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh được huy động vốn bằng cách vay mượn từ cá nhân hay tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ đó.

Công ty TNHH 1 thành viên

  • Vốn điều lệ là số vốn do thành viên công ty góp hoặc cam kết góp trong 1 thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty.
  • Vốn huy động: công ty TNHH 1 thành viên huy động vốn bằng cách vay vốn trực tiếp với các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu.

Một số đặc kể trên cũng là những tiêu thức để có thể so sánh hộ kinh doanh và công ty TNHH.

So sánh hộ kinh doanh và công ty TNHH
So sánh hộ kinh doanh và công ty TNHH

ƯU NHƯỢC ĐIỂM HỘ KINH DOANH VÀ CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN

Bên cạnh việc so sánh hộ kinh doanh và công ty TNHH theo các đặc điểm trên, dựa vào những điểm mạnh cũng như hạn chế của 2 loại hình này cũng là các để bạn so sánh hộ kinh doanh và công ty TNHH.

ƯU ĐIỂM

Hộ kinh doanh

  • Hồ sơ, sổ sách kế toán thường đơn giản do không phải kê khai thuế hàng tháng, áp dụng chế độ thuế khoán và hoá đơn trực tiếp. 
  • Phù hợp với hộ gia đình kinh doanh, cá nhân bắt đầu khởi nghiệp, đối tác khách hàng chủ yếu là cá nhân do quy mô nhỏ. 
  • Khi muốn chuyển đổi loại hình thì có thể chuyển sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. 
  • Vì quy mô hộ kinh doanh nhỏ nên việc quản trị, quản lý hoạt động kinh doanh của hộ thường đơn giản, không quá phức tạp.

Công ty TNHH 1 thành viên

  • Ưu điểm lớn nhất của loại hình này là chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty nên hạn chế được những mâu thuẫn nội bộ của công ty.
  • Một cá nhân cũng có thể thành lập được doanh nghiệp mà không cần hợp tác với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác. Chỉ cần bản thân cảm thấy đủ năng lực tài chính và khả năng lãnh đạo.
  • Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi vốn góp vào công ty. 

NHƯỢC ĐIỂM

Hộ kinh doanh

  • Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở thêm chi nhánh hay địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nên hộ cá thể khó mà mở rộng quy mô kinh doanh;
  • Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu pháp nhân nên hạn chế trong việc hợp tác với các doanh nghiệp lớn hay đầu tư nước ngoài;
  • Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh dẫn đến những rủi ro tương đối lớn;
  • Tính chất hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ có thể sẽ là nguyên nhân ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác, khả năng cạnh tranh với các cơ sở khác thấp hơn so với doanh nghiệp.

Nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên

  • Việc huy động vốn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu (chỉ được phát hành trái phiếu). Chính vì thế sẽ làm giảm đi khả năng phát triển đột phá của doanh nghiệp do nguồn vốn hạn hẹp. 
  • Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân; tổ chức khác; sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.
  • Quy định pháp luật khá chặt chẽ nên khi hoạt động loại hình này, chủ doanh nghiệp hết sức lưu ý.

NÊN LỰA CHỌN CÔNG TY TNHH HAY HỘ KINH DOANH?

Như đã trình bày ở phần so sánh hộ kinh doanh và công ty TNHH 1 thành viên và chỉ ra những ưu, nhược điểm của từng loại hình thì chúng ta nhận thấy ở mỗi loại hình có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Như vậy, để lựa chọn một trong hai loại hình trên bạn cần căn cứ vào các yếu tố sau đây:

  • Quy mô kinh doanh: dựa vào hình thức huy động vốn cũng như được phép/không được phép lập các địa điểm kinh doanh thì có thể thấy công ty TNHH 1 thành viên huy động vốn tốt hơn so với hộ kinh doanh nên khả năng phát triển cao hơn. Nếu bạn kinh doanh với quy mô nhỏ thì nên thành lập hộ kinh doanh, còn kinh doanh với quy mô rộng thì nên chọn công ty TNHH 1 thành viên.
  • Địa điểm kinh doanh: Nếu địa điểm kinh doanh của bạn là một nơi rừng núi hoang vu, ít người, nếu kinh doanh với hình thức công ty TNHH 1 thành viên thì sẽ cảm thấy rất xa lạ với mọi người, khó kinh doanh hơn. Trường hợp này nên lựa chọn hộ kinh doanh và ngược lại.
  • Mặt hàng kinh doanh: Mặt hàng là một yếu tố rất nhỏ để quyết định tới loại hình kinh doanh nhưng trong một số trường hợp mặt hàng có tính đặc trưng riêng thì nên cân nhắc. 

DỊCH VỤ TƯ VẤN, THÀNH LẬP CÔNG TY/HỘ KINH DOANH TẠI LUẬT NGUYỄN ACE

Dịch vụ tư vấn, thành lập công ty/hộ kinh doanh tại Luật Nguyễn ACE bao gồm những công việc cụ thể như sau:

  • Tư vấn cho khách hàng về pháp lý thành lập công ty/hộ kinh doanh bao gồm: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục, chi phí.
  • Giúp khách hàng soạn hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ cần thiết và hỗ trợ khách hàng ký.
  • Nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục hành chính khác 
  • Ngoài ra, Luật Nguyễn ACE rà soát lại vấn đề pháp lý doanh nghiệp nếu như chủ doanh nghiệp có nhu cầu
  • Hỗ trợ các công việc hậu kỳ khi hoàn thành thành lập công ty/hộ kinh doanh
  • Chúng tôi cam kết dịch vụ của chúng tôi Uy tín – Chất lượng – Nhanh chóng

Nếu khách hàng có nhu cầu, vui lòng liên hệ Luật Nguyễn ACE để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *