Tại Sao Công Ty Hợp Danh Không Được Chia Tách?

Theo quy định của pháp luật hiện hành có các loại hình doanh nghiệp phổ biến như: công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong số đó, công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp phổ biến. Tuy nhiên công ty hợp danh không được chia tách. Vậy tại sao công ty hợp danh không được chia tách? Bài viết dưới đây, Luật Nguyễn ACE sẽ đồng hành cùng các bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi này.

LÝ DO CÔNG TY HỢP DANH KHÔNG ĐƯỢC CHIA TÁCH

Theo quy định tại Điều 198 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì chỉ có công ty cổ phầncông ty TNHH được chia tách, còn công ty hợp danh không được chia tách. Dựa vào các đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh như về thành viên, chế độ chịu trách nhiệm tài sản của thành viên, đặc điểm về vốn và huy động vốn có thể thấy được lý do công ty hợp danh không được chia tách. Cụ thể:

  • Nếu chia tách công ty hợp danh thì độ tin cậy chắc chắn giảm;
  • Giới hạn chịu trách nhiệm của các thành viên thay đổi khi chia tách công ty hợp danh;
  • Bản chất công ty hợp danh cũng sẽ thay đổi nếu như chia tách công ty.

Chính vì những lý do trên nên theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành công ty hợp danh không được chia tách.

Tại sao công ty hợp danh không được chia tách
Tại sao công ty hợp danh không được chia tách

KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY HỢP DANH

KHÁI NIỆM CÔNH TY HỢP DANH

Ở Việt Nam, quy định về công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp có những đặc điểm đặc thù không hoàn toàn giống với luật các nước. Cụ thể, công ty hợp danh được định nghĩa là doanh nghiệp, trong đó:

  • Thứ nhất, công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung được gọi là thành viên hợp danh.
  • Thứ hai, công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn, nhưng thành viên này có thể có hoặc không, không bắt buộc như thành viên hợp danh.
  • Thứ ba, về trách nhiệm của thành viên trong công ty hợp danh. Đối với thành viên hợp danh thì phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Còn đối với thành viên góp vốn thì chỉ cần chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp.
  • Thứ tư, thời điểm công ty hợp danh có tư cách pháp nhân là từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
  • Thứ năm, đối với việc phát hành chứng khoán thì công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.

Xem thêm: Công ty hợp danh có được thuê giám đốc không

ĐẶC ĐIỂM PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY HỢP DANH

  • Thứ nhất là đặc điểm về thành viên công ty hợp danh. Đối với loại hình công ty hợp danh thì có hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh bắt buộc phải có trong công ty và phải là cá nhân. Thành viên này là nòng cốt của công ty hợp danh bởi nếu không có thành viên này thì công ty không thể thành lập cũng như hoạt động được.

Thành viên góp vốn không bắt buộc phải có trong công ty và có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Thành viên này không có vai trò quan trọng như thành viên hợp danh nhưng cũng góp phần khiến khiến khả năng huy động vốn của công ty hợp danh cao hơn.

Đặc điểm công ty hợp danh
Đặc điểm công ty hợp danh
  • Thứ hai là đặc điểm về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của thành viên công ty hợp danh. Đối với thành viên hợp danh thì phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác đối với công ty. Còn thành viên góp vốn thì chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Thứ ba là đặc điểm về vốn của công ty hợp danh. Tổng giá trị tài sản mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty được gọi là vốn điều lệ của công ty hợp danh. Thành viên công ty có thể góp vốn bằng nhiều hình thức:  tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất,….
  • Thứ tư là đặc điểm về huy động vốn của công ty hợp danh. Thông thường sẽ là phát  hành chứng khoán để huy động vốn, tuy nhiên cách thức này công ty hợp danh không thể thực hiện được. Vì thế khi công ty hợp danh muốn huy động vốn thì sẽ thực hiện bằng cách kết nạp thêm thành viên mới, tăng phần vốn góp của mỗi thành viên hay ghi tăng giá  trị tài sản của công ty.

NHỮNG LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI LUẬT NGUYỄN ACE

Mọi thắc mắc, băn khoăn về lý do tại sao công ty hợp danh không được chia tách các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết:

  • Dịch vụ trọn gói – giá cả hợp lý
  • Đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm
  • Thời gian nhanh chóng
  • Cam kết chất lượng – Uy tín

Trên đây là bài viết của Luật Nguyễn ACE về “Tại sao công ty hợp danh không được chia tách”. Nếu quý bạn đọc, quý khách hàng còn băn khoăn về vấn đề pháp lý trên vui lòng liên hệ Luật Nguyễn ACE để được giải đáp mọi thắc mắc. Sự hài lòng của khách hàng là sự thành công và mục tiêu của chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *