Nhà nước ta ngày càng trú trọng và tạo điều kiện đối với hoạt động liên quan tới sở hữu trí tuệ, công nghệ bởi đây là một nền tảng phát triển chung của toàn đất nước. Vậy để thành lập một tổ chức hoạt động khoa học công nghệ thì cần chú ý tới những vấn đề gì? Luật Nguyễn ACE sẽ giúp bạn khái quát thông qua bài viết “Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ”.
Đối tượng được thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 13/2019/NĐ-CP về Doanh nghiệp khoa học và Công nghệ thì đối tượng được thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ kết quả khoa học và công nghệ;
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Điều kiện để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Theo Điều 4 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật khoa học và công nghệ thì điều kiện để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ bao gồm:
Thứ nhất là điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp khoa học công nghệ
Tên doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp khoa học và công nghệ bao gồm tên đầy đủ, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt (nếu có), được viết bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.
- Tên đầy đủ bao gồm hình thức của doanh nghiệp khoa học và công nghệ (loại hình công ty), tên riêng của tổ chức khoa học và công nghệ do chủ thể thành lập lên ý tưởng đặt.
Tên gọi của doanh nghiệp phải đảm bảo phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp, không vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức của dân tộc. Ngoài ra không xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ của của tổ chức/cá nhân khác.
Mục tiêu, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp
Mục tiêu, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp khoa học và công nghệ không được vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan (Luật Doanh nghiệp) như:
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ làm ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác hoặc của quốc gia, dân tộc.
- Tiết lộ tài liệu, kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật của nhà nước; có dấu hiệu lừa dối, giả mạo trong hoạt động khoa học và công nghệ.
Trụ sở chính
Trụ sở chính của doanh nghiệp khoa học và công nghiệp có địa chỉ được xác định rõ theo địa danh hành chính, có số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Đây cũng là một trong những điều kiện quy định chung khi thành lập công ty tại Luật Doanh nghiệp 2020.
Người đại diện của doanh nghiệp
- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của doanh nghiệp khoa học và công nghệ phù hợp mục tiêu, phương hướng hoạt động.
- Điều lệ cần phải thể hiện được cả cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh trong bộ máy lãnh đạo và các cơ quan khác của doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
- Ngoài ra, điều lệ doanh nghiệp cần thể hiện các nội dung khác như điều kiện, trình tự, thủ tục sát nhập, chia tách, cam kết tuân thủ pháp luật,…
Thứ hai, nhân lực khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp
- Mỗi doanh nghiệp khoa học công nghệ phải có ít nhất 05 người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm.
- Trường hợp thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ để phát triển ngành khoa học và công nghệ mới thì doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải có tối thiểu một người có trình độ đại học trở lên thuộc ngành đăng ký hoạt động làm việc chính thức.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ thì khi soạn hồ sơ thành lập cần áp dụng theo Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ – CP về đăng ký Doanh nghiệp. Với mỗi loại hình doanh nghiệp thì hồ sơ thành lập công ty sẽ khác nhau.
Đối với loại hình công ty TNHH 1 thành viên thì hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 1 thành viên.
- Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên – được xây dựng theo quy chuẩn tại khoản 2 Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020.
- Bản sao các giấy tờ pháp lý sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên. Nếu là cá nhân thì đó là CMND/CCCD/Hộ chiếu, còn nếu là tổ chức là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có.
Đối với loại hình công ty TNHH 2 thành viên thì hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên – được xây dựng theo quy chuẩn tại khoản 2 Điều 24 Luật doanh nghiệp 2020 bao gồm các nội dung cơ bản.
- Bản sao các giấy tờ pháp lý sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Nếu là cá nhân thì đó là CMND/CCCD/Hộ chiếu, còn nếu là tổ chức là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có.
Đối với loại hình công ty cổ phần thì hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty cổ phần.
- Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Đối với loại hình công ty hợp danh thì hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh
Mẫu giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty hợp danh này phải được biên soạn theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư 01/2021 Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành);
Điều lệ công ty hợp danh do chính công ty xây dựng các nội dung
- Điều lệ công ty hợp danh là văn bản thỏa thuận dựa trên ý kiến, tham luận các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh về quy chế hoạt động, vốn điều lệ,…. của công ty hợp danh
- Tại đó có sự cam kết, ràng buộc các thành viên trong một luật lệ chung, được soạn thảo căn cứ trên những khuôn mẫu chung của pháp luật, để ấn định các nguyên tắc về cách thức thành lập, quản lý, hoạt động và giải thể của công ty hợp danh
- Nội dung điều lệ công ty hợp danh thường sẽ đảm bảo những nội dung sau: Tên gọi, Trụ sở chính của công ty; Ngành nghề kinh doanh;
- Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu của các thành viên trong công ty hợp danh
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)
- Danh sách các thành viên trong công ty hợp danh bao gồm cả thành viên góp vốn và thành viên hợp danh
Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ
Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ được áp dụng theo quy định chung khi thành lập công ty tại luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ
Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ phù hợp với loại hình doanh nghiệp đã chọn
Bước 2: Nộp hồ sơ lên
Sau khi doạn thảo hồ sơ xong, cần thực hiện nộp tại phòng đăng ký kinh doanh để xin giấy phép thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ.
- Doanh nghiệp mang hồ sơ đầy đủ nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH & ĐT để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh doanh nghiệp khoa học công nghệ
- Thời gian cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp theo quy định là 3 ngày nhưng trên thực tế thì kéo dài hơn
>>> Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Luật Nguyễn ACE soạn thảo và nộp hồ sơ để tránh tính trạng hồ sơ sai sót, không hợp lệ.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp khoa học công nghệ cần phải chuẩn bị thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp một cách đầy đủ để thực hiện trong thời gian quy định. Thời gian để doanh nghiệp có thể thực hiện công việc này là tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh.
Một số quy định pháp luật khác về doanh nghiệp khoa học công nghệ
- Sau khi khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ thì cần chú ý xin Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định tại Nghị định 13/2019/NĐ – CP về Doanh nghiệp khoa học – công nghệ bởi đây là căn cứ thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ.
- Cũng tại Nghị định 13/2019/NĐ – CP về Doanh nghiệp khoa học – công nghệ có quy định về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ. Có thể thấy Nhà nước ta đang tạo điều kiện tốt đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ như:
- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
- Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước,…
Và đó là toàn bộ những thông tin về thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ mà bạn cần phải biết để thực hiện. Nếu bạn có thắc mắc hay cần tư vấn thêm về các thủ tục thành lập, hãy liên hệ Luật Nguyễn ACE để được tư vấn rõ hơn nhé.