Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp theo pháp luật

Nộp thuế là nghĩa vụ của những doanh nghiệp, những hộ kinh doanh có thu nhập chịu thuế. Vậy các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp là gì? Việc nộp thuế được thực hiện như thế nào? Liên hệ ngay với Luật Nguyễn ACE để tìm hiểu về các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp.

Hộ kinh doanh là gì?

Trước khi tìm hiểu về các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp, bạn đã biết gì về hộ kinh doanh nói chung. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh được quy định là “do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ”. Trong đó, chủ hộ kinh doanh phải là một trong các đối tượng sau:

  • Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;
  • Người được các thành viên khác trong hộ gia đình uỷ quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Tại Điều 86 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh phải đảm bảo các tiêu chí sau:

– Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh;

– Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

Hộ kinh doanh là gì
Hộ kinh doanh là gì

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Cũng như doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thì hộ kinh doanh cũng là đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế, lệ phí với Nhà nước. Cụ thể, các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp bao gồm:

Thứ nhất, lệ phí môn bài (còn gọi là thuế môn bài)

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP thì hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh (còn gọi là hộ kinh doanh) được quy định là đối tượng phải chịu thuế môn bài.

  • Ưu đãi trong việc nộp lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh:

Tuy là đối tượng chịu lệ phí môn bài nhưng đối với hộ kinh doanh, việc nộp lệ phí này cũng được Nhà nước đặt ra những ưu đãi đặc biệt theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 22/2020/NĐ-CP. Cụ thể, đối với hộ gia đình lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (kể từ ngày 01/1 đến ngày 31/12).

Bên cạnh đó, trong thời gian được áp dụng ưu đãi miễn nộp lệ phí môn bài mà hộ kinh doanh thành lập địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh đó được miễn lệ phí môn bài.

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
  • Mức thu lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh:

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 302/2016/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 65/2020/TT-BTC thì đối với hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thì mức thu lệ phí môn bài được áp dụng như sau:

+ Hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;

+ Hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;

+ Hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.

Lưu ý, đối với hộ kinh doanh không thuộc trường hợp được miễn lệ phí môn bài nếu ra sản xuất, kinh doanh trong 06 tháng đầu năm thì mức thu lệ phí môn bài sẽ áp dụng mức thu cả năm. Còn nếu ra sản xuất kinh doanh trong 06 tháng cuối năm thì nộp lệ phí môn bài bằng 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.

Xem thêm: Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh

Thứ hai, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Doanh nghiệp phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 40/2021/TT-BTC thì hộ kinh doanh cá thể thuộc những đối tượng sau sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng:

Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng

– Hộ kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

– Hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam…

Theo đó, từ Điều 10 Thông tư này, Luật Nguyễn xin đưa ra công thức tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân mà hộ kinh doanh phải nộp như sau:

  • Số tiền thuế giá trị gia tăng mà hộ kinh doanh phải nộp:

Tiền thuế giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng

  • Số tiền thuế thu nhập cá nhân mà hộ kinh doanh phải nộp:

Tiền thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân

Như vậy, hiện nay các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp bao gồm 03 loại: lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xem thêm: So sánh hộ kinh doanh và công ty TNHH

Hộ kinh doanh được miễn các loại thuế phải nộp khi nào?

Miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định tai Điều 4 Thông tư số 40/2021/TT-BTC thì đối với những hộ kinh doanh chỉ có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì được miễn nộp thuế giá trị gia tăng và được miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân

Tuy có doanh thu trong năm dương lịch dưới 100 triệu và không phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân nhưng hộ kinh doanh vẫn phải thực hiện trách nhiệm kê khai thuế chính xác, trung thực và đầy đủ, đúng hạn. Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ kê khai thuế.

Miễn lệ phí môn bài: Miễn lệ phí môn bài đối với những trường hợp sau:

  • Cũng như việc miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân thì tại Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP thì hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh và có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống thì sẽ được miễn lệ phí môn bài;
  • Miễn lệ phí môn bài đối với hộ gia đình không kinh doanh và sản xuất thường xuyên;
  • Miễn lệ phí môn bài đối với hộ gia đình sản xuất muối;
  • Miễn lệ phí môn bài đối với hộ gia đình lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm đầu ra hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có thể thấy, tuy pháp luật đặt ra yêu cầu, nghĩa vụ nộp thuế bắt buộc đối với hộ kinh doanh nhưng cũng đặt ra những quy định thể hiện sự ưu đãi, đãi ngộ hộ kinh doanh để có thể tiếp tục phát triển con đường kinh doanh. Nếu quý doanh nghiệp còn có những thắc mắc, băn khoăn về các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp thì hãy liên hệ ngay với Luật Nguyễn để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ nộp thuế cho hộ kinh doanh.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *